Toàn quốc có hơn 7.000 người mắc sởi

Đã có hơn 7.000 người mắc bệnh sởi trên toàn quốc

Ngày 16/4, theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế công bố, hiện nay trên toàn quốc đã có hơn 7.000 trường hợp mắc bệnh sởi.
Đã có hơn 7.000 người mắc bệnh sởi trên toàn quốc ảnh 1Các bệnh nhân nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Ngày 16/4, theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế công bố, hiện nay trên toàn quốc đã có hơn 7.000 trường hợp mắc bệnh sởi.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Kính - Chuyên gia hàng đầu về Bệnh truyền nhiễm, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng lưu ý, mùa năm nay, bệnh sởi diễn biến phức tạp, rất nhiều trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh và nguy cơ tử vong cao.

Hiện nay, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho hơn 300 bệnh nhân mắc sởi, trong đó 90% là người lớn. Ông Kính cho hay, đến nay tại bệnh viện mặc dù có rất nhiều ca mắc sởi nặng là người lớn, tuy nhiên chưa ghi nhận có trường hợp người lớn nào tử vong.

Về phác đồ điều trị bệnh sởi, ông Kính cho biết, chiều  ngày 15/4, hội đồng chuyên môn phòng chống dịch bệnh của Bộ đã họp và thống nhất bổ sung thêm ngoài những phác đồ chung đã áp dụng do Bộ Y tế ban hành vào năm 2009, cụ thể hơn cách sử dụng Gamma globuline miễn dịch để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể (bao gồm hai loại: tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch).

Bên cạnh đó, ngành y tế cũng cố gắng để kết hợp với phát hiện sớm những trường hợp có biến chứng về hô hấp, viêm não để có điều trị cụ thể nhằm giảm bớt tử vong.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam chưa phải là nước đã thanh toán được bệnh sởi, mà đang ở giai đoạn khống chế, phòng chống bệnh sởi. Vì vậy, hàng năm vẫn có bệnh sởi xảy ra.

Phân tích về mặt độc lực của virus, ông Kính cho hay, qua đối chiếu với các nước đang có dịch sởi xảy ra như Trung Quốc Nhật, Philippnes thì không có sự thay đổi về chủng virus sởi.

“Tuy nhiên, có một hiện trạng là mọi người quá lo lắng đến tất cả các trường hợp nhẹ đều mang đến bệnh viện và đặc biệt tập trung vào bệnh viện tuyến cuối là Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi tập trung như vậy, bệnh sởi lây theo đường hô hấp, nên càng tập trung đông người thì càng nguy cơ lây lan bệnh,” ông Kính cảnh báo.

Vì vậy, vị chuyên gia về truyền nhiễm hàng đầu này khuyến cáo, để phòng chống bệnh này thì tiêu chí số một là người dân cần tản bệnh nhân ra, giảm bớt sự tập trung đông người ở một khu vực.

Đặc biệt nhất, người dân cần rửa tay bằng dung dịch sát trùng, tăng cường miễn dịch cho những người có nguy cơ mắc như tiêm chủng trong cộng đồng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục