"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng

Sông Hằng linh thiêng có vai trò quan trọng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo với người dân Ấn Độ và là cái nôi hình thành nên nền văn minh sông Hằng thời cổ đại.
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 1 Sông Hằng là một trong những dòng sông linh thiêng nhất tại Ấn Độ. (Ảnh; Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)

Sông Hằng linh thiêng có vai trò quan trọng về lịch sử, văn hóa, tôn giáo với người dân Ấn Độ và là cái nôi hình thành nên nền văn minh sông Hằng thời cổ đại.

Sông Hằng dài 2.510km bắt nguồn từ dãy Himalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.

Sông Hằng có lưu vực rộng 907.000km2, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân số cao nhất thế giới.

Con sông có vai trò quan trọng về lịch sử với nhiều thủ đô, thủ phủ của các đế quốc trước đây như: Pataliputra, Kannauj, Kara, Kashi, Allahabad, Murshidabad, Munger, Baharampur, Kampilya, và Kolkata.

Lưu vực sông Hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ.

Con sông này cung cấp nước tưới và một hệ thống kênh rạch chằng chịt với các kênh huyết mạch chính là Kênh thượng lưu và Kênh hạ lưu.

Các loại lương thực và hoa màu trồng trọt và thu hoạch ở khu vực này có: lúa, mía đường, đậu lăng, khoai tây và lúa mỳ.

Những người dân tộc Hindu, dân tộc chiếm đa số trong dân số Ấn Độ, xem sông Hằng là một dòng sông thiêng, biểu tượng của nữ thần Ganga là con gái của thần núi Himalaya.

Theo tín ngưỡng Hindu, tắm trên sông Hằng được xem là gột rửa mọi tội lỗi, và nước sông được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ thờ cúng.

Uống nước sông Hằng trước khi chết là một điềm lành và nhiều người Hindu đã yêu cầu được hỏa thiêu dọc hai bên sông Hằng và lấy tro thiêu của họ rải lên dòng sông.

Một lễ hội Purna Kumbha (Vạc Đầy) được tổ chức theo chu kỳ 12 năm ở Haridwar và Allahabad với hàng triệu người đến để tắm để cầu may và rửa tội trên sông Hằng./.

"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 2 Thành phố cổ Varanasi có tuổi đời chừng 3.000 năm bên bờ sông Hằng. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 3 Tấp nập trên bến, dưới thuyền, người dân chuẩn bị cho một ngày mới dọc hai bên bờ Sông Hằng. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 4 Rất nhiều người hành hương đến tắm trên sông Hằng với quan niệm gột rửa mọi tội lỗi. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 5 Một phụ nữ Ấn Độ với trang phục truyền thống sống ven sông Hằng. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 6 Thành phố cổ Varanasi bên bờ sông Hằng là nơi rất nổi tiếng với các nghề chạm khắc truyền thống. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 7 Cầu nguyện bên bờ sông Hằng. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 8 Hoa tươi bán cho du khách thả xuống sông Hằng. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
"Du lịch tâm linh" trên hành trình xuyên suốt sông Hằng ảnh 9 Tâm nguyện lớn nhất của người Ấn là trong đời ít nhất được một lần tắm tại sông Hằng. (Ảnh: Đặng Kim Phượng/Báo Ảnh Việt Nam)
(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.