Đức hoan nghênh EU dán nhãn đầu tư xanh cho dự án khí đốt tự nhiên

Với Chính phủ Đức, khí đốt tự nhiên là một công nghệ bắc cầu trong tiến trình trung hòa khí thải carbon trong bối cảnh châu Âu loại bỏ dần năng lượng hạt nhân và năng lượng than.
Đức hoan nghênh EU dán nhãn đầu tư xanh cho dự án khí đốt tự nhiên ảnh 1Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức.(Ảnh minh họa. AFP/TTXVN)

Ngày 2/1, Đức đã hoan nghênh kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) dán nhãn “đầu tư xanh” cho một số dự án năng lượng khí đốt tự nhiên.

Tuy nhiên, Berlin nhấn mạnh sự phản đối gắn mác tương tự cho một số dự án năng lượng hạt nhân.

Một phát ngôn viên của chính phủ khẳng định rằng đối với Chính phủ Đức, khí đốt tự nhiên là một công nghệ bắc cầu trong tiến trình trung hòa khí thải carbon trong bối cảnh châu Âu loại bỏ dần năng lượng hạt nhân và năng lượng than.

Theo người phát ngôn trên, lập trường của Chính phủ Đức phản đối năng lượng hạt nhân là không thay đổi và chính phủ nước này vẫn cho rằng năng lượng hạt nhân không thể được phân loại năng lượng bền vững.

Trước đó, theo dự thảo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC), nên dán nhãn “đầu tư xanh” cho nhà máy điện hạt nhân nếu dự án này có kế hoạch, vốn và địa điểm để xử lý an toàn chất thải phóng xạ.

[Giá khí đốt tại khu vực thị trường châu Âu chưa thể giảm tốc]

Để được coi là “dự án xanh," các nhà máy hạt nhân mới phải nhận được giấy phép xây dựng trước năm 2045.

Trong khi đó, đầu tư vào các nhà máy sản xuất điện bằng khí tự nhiên sẽ được coi là “dự án xanh” nếu những nhà máy này tạo ra lượng khí thải dưới 270g CO2/kilowatt giờ (kWh) thay vì một nhà máy nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm hơn, nhận giấy phép xây dựng trước ngày 31/12/2030 và phải có kế hoạch chuyển sang sử dụng khí đốt có lượng carbon thấp vào cuối năm 2035.

Các nước EU và một ủy ban gồm nhiều chuyên gia sẽ tiếp tục xem xét kỹ hơn dự thảo đề xuất, mà có thể thay đổi trước khi ban hành vào cuối tháng 1 này.

Hơn một năm qua, dự thảo này bị rơi vào tình trạng “vận động hành lang” của các chính phủ, trong khi các nước thành viên EU cũng bất đồng về việc phân loại nhiên liệu nào thực sự bền vững.

Hiện Đức và một số quốc gia như Áo, Luxembourg phản đối năng lượng hạt nhân.

Trong khi một số quốc gia khác như Cộng hòa Séc, Phần Lan và Pháp, coi hạt nhân là nguồn nhiên liệu quan trọng để có thể loại bỏ dần năng lượng từ than đá vốn tạo ra nhiều khí thải CO2./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.