EU phàn nàn sự chậm trễ trong phán quyết với Mỹ về trợ cấp cho Boeing

EU cho biết họ thấy sự chậm trễ ban hành quyết định của WTO là không thể biện minh và điều đó sẽ gây bất lợi cho các quyền trả đũa của EU theo các quy tắc của WTO.
EU phàn nàn sự chậm trễ trong phán quyết với Mỹ về trợ cấp cho Boeing ảnh 1Biểu tượng Boeing. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 25/6 cho biết việc trì hoãn quyết định của Liên minh châu Âu (EU) trong việc áp thuế đối với Mỹ vì các khoản trợ cấp cho Boeing là không chính đáng và làm tổn hại tới quyền trả đũa của khối.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã lùi thời gian ban hành quyết định, dự kiến ban đầu vào tháng Năm hoặc tháng Sáu, tới sớm nhất là tháng Chín, do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội gần đây.

Một phát ngôn viên của EC cho biết khối rất quan tâm đến vấn đề này và đã bày tỏ sự quan ngại của mình với WTO.

[D.Trump: Đã đến lúc Mỹ phải đàm phán "nghiêm túc" với EU về thương mại]

Phát ngôn viên này cho hay EU thấy sự chậm trễ của WTO là không thể biện minh, ngay cả trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, và điều đó sẽ gây bất lợi cho các quyền trả đũa của EU theo các quy tắc của WTO.

Mỹ đã giành được quyền áp thuế đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa của EU vào tháng 10 năm ngoái liên quan đến việc trợ cấp cho hãng chế tạo máy bay Airbus (châu Âu).

EU tuyên bố họ muốn đạt được thỏa thuận với Washington về trợ cấp cho hoạt động sản xuất máy bay để hủy bỏ tranh chấp.

Tuy nhiên, các nhà quan sát không tin rằng điều đó sẽ xảy ra cho đến khi WTO trao cho EU quyền áp thuế.

Thuế quan của Mỹ nhằm vào máy bay, ôliu, dụng cụ và rượu whisky của tất cả các quốc gia sản xuất Airbus là Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, cùng với đó là phômai, rượu vang và thịt lợn của tất cả các quốc gia thành viên.

Mỹ đã tăng thuế quan vào tháng Hai và hiện đang xem xét một danh sách bổ sung trị giá 3,1 tỷ USD các sản phẩm như bánh mì, bia, rượu gin và rượu vodka./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.