Hà Nội chú trọng xây nhà ở, bỏ ngỏ xây trường học

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có 152 khu đô thị mới (có quy mô trên 20ha), tổng diện tích 44.406ha, với quy mô dân số theo quy hoạch khoảng 2 triệu người. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung, trường học nói riêng chưa được chủ đầu tư quan tâm đúng mức.

Thực tế, các chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị chỉ chú trọng đến đầu tư xây dựng các công trình để thu hồi vốn kinh doanh như nhà ở kinh doanh, công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ..., còn các công trình hạ tầng xã hội thì gần như bị bỏ ngỏ. Tình trạng thiếu trường học, thiếu các công trình hạ tầng xã hội đã tạo nên những bức xúc trong cư dân.
Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa phát triển rất mạnh của Hà Nội,công tác đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu tái định cư và khu nhà ở đã bộc lộnhững tồn tại, bất cập trong quá trình đưa vào sử dụng. Đặc biệt, tình trạngthiếu trường học, thiếu các công trình hạ tầng xã hội đãtạo nên những bức xúc trong cư dân.

Thiếu trường học tại các khu đô thị

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thành phố có 152 khuđô thị mới (có quy mô trên 20ha), tổng diện tích 44.406ha, với quy mô dân sốtheo quy hoạch khoảng 2 triệu người .

Trong số này, có 10 khu đô thị (khoảng 466ha) đãcơ bản hoàn thành; 50 khu đô thị mới đang triển khai xây dựng công trình và hạtầng kỹ thuật; 92 khu đô thị mới đã được phê duyệt quy hoạch đang giải phóng mặtbằng, chuẩn bị công tác đầu tư hoặc mới bắt đầu thi công hạ tầng kỹ thuật, chưaxây dựng công trình.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung, trường học nói riêng chưađược chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Thực tế, các chủ đầu tư xây dựng các khu đôthị chỉ chú trọng đến đầu tư xây dựng các công trình để thu hồi vốn kinh doanhnhư nhà ở kinh doanh, công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ..., còn các côngtrình hạ tầng xã hội thì gần như bị bỏ ngỏ. Hệ quả là người dân đã nhận nhà vàvề sinh sống nhưng thiếu trầm trọng các công trình hạ tầng xã hội, đành phải "ănké" vào các khu dân cư hiện có, gây nên những áp lực và sự mất cân bằng về xãhội.

Tại 10 khu đô thị mới đã đưa vào sử dụng, theo quy hoạch có 38trường học, nhưng hiện nay mới xây dựng và đưa vào sử dụng 27 trường, trong đóchỉ có 4 trường công lập. Còn 11 trường chưa xây dựng xong, trong đó có 7trường đã giao cho chủ đầu tư triển khai bằng nguồn vốn ngân sách, còn lại 4trường vẫn chưa triển khai các thủ tục đầu tư.

Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng việc thiếu trường học trong các khu đôthị, ngoài nguyên nhân thiếu sự quan tâm của chủ đầu tư, một phần do một số dựán khi phê duyệt chưa xác định được trách nhiệm đầu tư thuộc ngân sách hoặc xãhội hóa khi lập quy hoạch, giao đất, nên nhiều khu đô thị đưa dân vào ở nhưnglại không có trường học.

Thêm vào đó, việc kiểm tra, giám sát của các sở, ngành chức năngchưa thật sát sao. Khi phát hiện ra tình trạng trên, cơ quan chức năng cũng chưacó chế tài đủ mạnh đối với các chủ đầu tư không thực hiện, hoặc chậm thực hiệnxây dựng công trình hạ tầng xã hội, các trường học trong khu đô thị mới, khu táiđịnh cư theo quy hoạch.

Kiên quyết thu hồi các khu đất không xây trường học và hạ tầng xã hội


Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biếtviệc đảm bảo điều kiện trường lớp, xây dựng đồng bộ hệ thống các công trình hạtầng xã hội tại các khu đô thị, đặc biệt là các khu nhà ở đã đưa vào sử dụng lànguyện vọng chính đáng của người dân và đã được Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủyban Nhân dân thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.

Hiện tại, thành phố đã giao Sở Xây dựng và Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thịxã kiểm tra, đôn đốc và giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng các dự án khu đôthị, khu tái định cư và khu nhà ở trên địa bàn, đặc biệt lưu ý tiến độ triểnkhai các dự án xây dựng trường học, hạ tầng xã hội; tổng hợp định kỳ hàng quýbáo cáo các sở, ngành chức năng.

Đối với các chủ đầu tư không nghiêm túc thực hiện hoặc chậm triển khai theo chỉđạo của thành phố, Sở Xây dựng đề xuất ngay biện pháp xử lý, giải quyết theo quyđịnh.

Thành phố sẽ kiên quyết thu hồi các khu đất xây dựng trường học, hạ tầngxã hội đã được giao quá thời hạn 12 tháng, nhưng chưa hoàn thành các thủ tụcpháp lý mà không phải do nguyên nhân khách quan; khu đất chưa được đầu tư xâydựng thuộc địa bàn đặc biệt thiếu hạ tầng xã hội, trường học; các khu đất đã cóquyết định cấp đất mà chủ đầu tư vi phạm quy định trong sử dụng đất.

Cũng theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố, các chủ đầu tư phải có báo cáođánh giá lại về năng lực phục vụ của hệ thống trường học, hạ tầng xã hội trên cơsở cập nhật lại quy mô dân số của toàn khu đô thị khi thực hiện điều chỉnh quyhoạch cục bộ các khu đất.

Kiểm soát chặt chẽ 10 khu đô thị đã tiến hành kiểm tra

Trước mắt, để khắc phục những tồn tại và bất cập trên, Ủy ban Nhân dân thành phốHà Nội yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp tục kiểm soát việc đầu tư đồng bộ hệthống hạ tầng xã hội nói chung và trường học nói riêng tại 10 khu đô thị đã đượckiểm tra trong thời gian mới đây.

Tại khu đô thị Yên Hòa, thành phố yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dândụng Hà Nội hoàn thành xây lắp trạm điện cho trường Global trong quý 1 này. Sauquý 1, nếu Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư giáo dục Toàn Cầu chưa thực hiệnnghĩa vụ tài chính theo quy định, giao Thanh tra thành phố chủ trì, phối hợp vớicác sở, ngành, đơn vị liên quan thanh tra việc lập và triển khai dự án các côngtrình trường học tại khu đô thị Yên Hòa, đề xuất với Ủy ban Nhân dân thành phốcác biện pháp giải quyết theo quy định.

Tại khu đô thị Nam Trung Yên, Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội phảithực hiện công tác bàn giao chính thức và chuyển toàn bộ hồ sơ pháp lý liên quanđến dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học Nam Trung Yên II tại ô đất C10 hu đôthị Nam Trung Yên cho Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy. Đồng thời, chủ đầu tư cáccông trình trường học, hạ tầng xã hội phải đẩy nhanh tiến độ triển khai thựchiện các dự án, hoàn thành đồng bộ đưa vào sử dụng chậm nhất trong năm 2014.

Thành phố yêu cầu Tổng công ty đầu tư Phát triển nhà và đô thị-Bộ Quốc phòng(chủ đầu tư khu đô thị Mỹ Đình 1, huyện Từ Liêm) bàn giao khu đất ký hiệu2.B.VIII cho Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm để đầu tư xây dựng trường công lập.Căn cứ nhu cầu thực tế và quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phương, Ủy banNhân dân huyện đề xuất cấp học, tiến độ xây dựng cụ thể với Ủy ban Nhân dânthành phố, thực hiện quản lý đất đai và đầu tư xây dựng theo các quy định củaNhà nước và thành phố.

Đối với khu đô thị mới Mỹ Đình 2, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợpvới Thanh tra thành phố, Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm và các đơn vị liên quanrà soát việc sử dụng đất đai tại khu đất CC3 theo quy định của các nhà đầu tư;trường hợp có sai phạm, tham mưu, đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố theo hướngthu hồi để ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình trường học công lập.

Còn tại khu đô thị mới Mỹ Đình-Mễ Trì, Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm thực hiệnquản lý đất đai và triển khai đầu tư xây dựng trường tiểu học công lập tại khuđất TH2; hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong năm học 2013-2014 để phục vụnhân dân địa phương.../.

Minh Nghĩa (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn khan hiếm, chưa cải thiện nhiều là bài toán khó giải. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thiếu nguồn cung, nhà ở xã hội vẫn xa đích

Với tiến độ thực hiện các dự án hiện nay thì mục tiêu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội được Chính phủ đặt ra trong năm 2024 rất khó đạt khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm.