Hà Nội đẩy mạnh việc sắp xếp, xử lý nhà đất do thành phố quản lý

Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành sắp xếp lại, xử lý đối với 100% các cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố quản lý.
Hà Nội đẩy mạnh việc sắp xếp, xử lý nhà đất do thành phố quản lý ảnh 1Một căn biệt thự cổ trên địa bàn Hà Nội, phía dưới được các hộ dân thuê để bán hàng. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, ngày 15/7/2021, của Chính phủ.

Kế hoạch nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của thành phố, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp lại, xử lý đối với 100% các cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố quản lý, sử dụng và thuộc phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021ND-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.

Thành phố cũng quán triệt việc nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để dần đi vào nề nếp và thực hiện thống nhất, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tạo nguồn tài chính phục vụ các nhiệm vụ chi quan trọng, thiết yếu của ngân sách Nhà nước theo quy định.

[Bộ Tài chính yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công]

Cùng với đó, thành phố chấn chỉnh, xử lý kịp thời những cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công; khắc phục triệt để tình trạng nhà, đất không được theo dõi, quản lý; sử dụng không đúng mục đích, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, chuyển đổi, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa.

Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố thực hiện khẩn trương, đồng bộ các giải pháp giải quyết dứt điểm việc kê khai hồ sơ nhà đất, kiểm tra hiện trạng, phương án đề xuất, phê duyệt phương án và kiểm tra thực tế tình hình quản lý, sử dụng nhà đất sau khi phương án sắp xếp được phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý tài sản công, đất đai và pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các Nghị định của Chính phủ; các thông tư của Bộ Tài chính; các chỉ đạo của ủy ban nhân dân thành phố; hướng dẫn của sở tài chính và kế hoạch về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do đơn vị xây dựng. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và ủy ban nhân dân thành phố nếu sử dụng nhà, đất để cho mượn, cho thuê, hợp tác, kinh doanh, liên doanh, liên kết và các hình thức sử dụng khác không đúng quy định./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn khan hiếm, chưa cải thiện nhiều là bài toán khó giải. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thiếu nguồn cung, nhà ở xã hội vẫn xa đích

Với tiến độ thực hiện các dự án hiện nay thì mục tiêu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội được Chính phủ đặt ra trong năm 2024 rất khó đạt khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm.