Hà Nội giải thích về lãng phí xây đường dự án BRT

Theo Sở GTVT Hà Nội, theo quy định của Bộ GTVT, các đoạn đường mà dự án BRT bóc lên đều đã đến thời hạn phải tiến hành sửa chữa lớn.
Từ hai tuyến như kế hoạch ban đầu, sau khi khảo sát điều kiện thực tế giao thông,Hà Nội quyết định chỉ thí điểm xây dựng một tuyến đường dành riêng cho xe buýtnhanh BRT*, lộ trình từ bến xe Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa.

Tuy nhiên, sau khởi công, từng đoạn đường trên tuyến Lê Văn Lương bị bóc lênđể làm đường mới dành riêng cho buýt nhanh BRT tạo dư luận cho rằng đang có sự lãng phí.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Phạm HoàngTuấn cho biết khi triển khai xây dựng tuyến đường này có 3,3km trên tổng chiềudài 14,7km toàn tuyến là đường cũ không đáp ứng yêu cầu và các vị trí nhà chờ đãphải đào thay thế bằng mặt đường bêtông ximăng.

Còn lại xe buýt nhanh chủ yếuđược chạy trên mặt đường cũ. Hiện nay, đơn vị thi công đang triển khai thi côngđoạn từ phố Hoàng Ngân đến đường Khuất Duy Tiến với chiều dài khoảng 1,4km theothiết kế đã được phê duyệt.

Làm rõ thêm yếu tố kỹ thuật liên quan đến việc phải bóc đường cũ làm đườngmới, ông Tuấn cho rằng, theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải về bảo trì đườngbộ, các đoạn đường mà dự án BRT bóc lên đều đã đến thời hạn phải tiến hành sửachữa lớn, cụ thể đoạn phố Giảng Võ, Láng Hạ được xây dựng từ khoảng năm 1985,đoạn phố Lê Văn Lương xây dựng vào năm 2003.

Kết cấu mặt đường bêtông ximăng đối với làn đường dành riêng cho xe buýtnhanh là giải pháp kỹ thuật hợp lý vừa đáp ứng được yêu cầu về cường độ, phù hợpvới tính chất và điều kiện chịu tải của làn đường dành riêng cho xe buýt nhanhtương tự như kết cấu thường được sử dụng tại các trạm thu phí. Đồng thời, loạikết cấu này không tốn kém kinh phí cho công tác duy tu, duy trì trong quá trìnhkhai thác như mặt đường bê tông nhựa.

Mặt khác trên các đoạn tuyến phố phải đào thay thế kết cấu mặt đường có khánhiều công trình ngầm nên nếu sử dụng kết cấu mặt đường bêtông nhựa sẽ phải đàosâu để thay các lớp kết cấu dẫn đến việc xử lý khá phức tạp, tốn kém kinh phí đểbảo vệ và di chuyển các công trình ngầm trong khi kết cấu mặt đường bêtôngximăng với chiều dày không lớn nên không phải đào bóc mặt đường cũ quá sâu.

Theo ông Paul Vallely, chuyên gia cao cấp về Giao thông Vận tải Ngân hàng thếgiới, với sự gia tăng dân số cũng như phương tiện cơ giới của Hà Nội như hiệnnay, việc tổ chức buýt nhanh BRT ở Hà Nội là rất cần thiết. Hạ tầng của xe buýtnhanh nằm giữa hạ tầng của metro và buýt thường.

Trên thực tế, BRT đã được triển khai hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới dođáp ứng yêu cầu vận tải hành khách khối lượng lớn, chi phí đầu tư thấp. Hiện tạiHà Nội đang triển khai thí điểm tuyến BRT đầu tiên, song việc vận hành BRTkhông riêng rẽ mà cùng với nhiều phương tiện khác; khuyến khích người dân chuyểntừ xe cá nhân sang phương tiện vận tải công cộng. Khi đó xe buýt thường sẽ làphương tiện để đưa người dân đến với xe buýt nhanh BRT.

Ông Phạm Hoàng Tuấn cho biết thêm trong quy hoạch giao thông vận tải thủ đôđến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT. Hiệnnay thành phố mới đang làm thí điểm tuyến buýt nhanh đầu tiên. Tuy nhiên, BRTcũng chỉ được coi là loại hình vận tải hành khách công cộng sử dụng trong giaiđoạn quá độ khi chờ xây dựng đường sắt metro.

Theo phê duyệt ban đầu, dự án phát triển giao thông đô thị của Hà Nội có tổngmức đầu tư 304,72 triệu USD; trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) là165,3 triệu USD. Riêng hợp phần xây dựng xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớntừ Kim Mã - Yên Nghĩa, trị giá 49 triệu USD (gần 1.000 tỷ đồng) là tuyến xe buýtnhanh đầu tiên tại Hà Nội.

Mặc dù dự án được phê duyệt từ năm 2007 nhưng đến năm 2012 dự án phải điềuchỉnh và đến tháng Ba năm nay mới được Sở Giao thông Vận tải chính thức khởicông.

Hợp phần BRT - Dự án xe buýt nhanh khối lớn thuộc dự án Phát triển Giao thôngđô thị Hà Nội vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) đã được Bộ Xây dựng thẩm địnhvà Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt năm 2007.

Trong đó tuyến đường dành riêngcho xe buýt nhanh dài 14,7km, từ bến xe Kim Mã qua Giảng Võ - Láng Hạ - Lê VănLương - Lê Văn Lương kéo dài - trục phía bắc Hà Đông - Lê Trọng Tấn - Trần Phú -Ba La - bến xe Yên Nghĩa./.

* BRT viết tắt của Bus Rapid Transit, là một loại hình giao thông công cộng sử dung xe buýt có làn đường riêng và hệ thống giao thông ưu tiên hỗ trợ, tạo ra tốc độ di chuyển nhanh hơn và tần suất vận tải lớn hơn.

Tuyết Mai (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục