Hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ "ngày càng phụ thuộc lẫn nhau"

Tờ Thời báo Tài chính của Anh nhận định nền kinh tế hai nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong bối cảnh căng thẳng có nguy cơ leo thang khi ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình có cuộc gặp đầu tiên.
Hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ "ngày càng phụ thuộc lẫn nhau" ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: worldbulletin.net)

Theo tờ Thời báo Tài chính (Anh) ngày 5/4, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thô nhiều nhất từ nguồn cung của Mỹ trong tháng 2/2017.

Thực tế này chứng tỏ nền kinh tế hai nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị có nguy cơ leo thang khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị gặp nhau lần đầu tiên.

Cuối năm 2015, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô kéo dài 40 năm. Kể từ đó, Trung Quốc luôn chiếm vị trí thứ hai trong số các nước nhập khẩu dầu thô của Mỹ trước khi nắm giữ ngôi quán quân vào tháng 2/2017.

Mặc dù vậy, Mỹ vẫn xếp sau nhiều nước cung ứng dầu thô cho thị trường Trung Quốc hiện nay như Saudi Arabia, Nga, Angola...

Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm tới, Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia hóa dầu lớn nhất thế giới.

Những xu hướng mới của sản phẩm dầu thô trên thị trường toàn cầu cộng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động trao đổi hàng nông sản giữa hai nước đã cho thấy tầm quan trọng của nguyên liệu thô trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Từ trước tới nay, nhiều người nghĩ rằng mối quan hệ thương mại Mỹ-Trung Quốc được định hình bởi hai yếu tố chủ yếu là nguồn vốn đầu tư từ Mỹ sang Trung Quốc và hoạt động tiêu dùng hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc đến thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo ở bang Florida vào ngày 6/4, vấn đề xuất khẩu và đầu tư của Trung Quốc sang thị trường Mỹ có thể sẽ nằm trong chương trình nghị sự./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.