Hàn Quốc sẽ xem xét sử dụng kho dầu dự trữ chiến lược

Hàn Quốc sẽ xem xét sử dụng dầu mỏ trong kho dự trữ chiến lược nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra để đảm bảo các nguồn cung dầu mỏ trước tình trạng căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Hàn Quốc sẽ xem xét sử dụng kho dầu dự trữ chiến lược ảnh 1Hàn Quốc sẽ xem xét sử dụng kho dầu dự trữ chiến lược. Ảnh minh họa. (Nguồn: mbs.news)

Thứ trưởng Tài chính Hàn Quốc Kim Yong-beom ngày 6/1 cho biết Hàn Quốc sẽ xem xét sử dụng dầu mỏ trong kho dự trữ chiến lược nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra để đảm bảo các nguồn cung dầu mỏ trước tình trạng căng thẳng gia tăng ở Trung Đông sau vụ không kích sân bay Baghdad, Iraq.

Phát biểu tại một cuộc họp với các quan chức bộ ngành có liên quan tới lĩnh vực kinh tế, ông Kim Yong-beom cho biết Hàn Quốc hoàn toàn chuẩn bị ứng phó với bất kỳ hậu quả từ cuộc căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.

Theo ông Kim Yong-beon, Chính phủ Hàn Quốc sẽ theo dõi sát diễn biến của các thị trường tài chính và phản ứng kịp thời nếu biến động gia tăng trước sự leo thang căng thẳng tại Trung Đông.

[Giá dầu Brent tăng gần 3% sau vụ không kích sân bay quốc tế Baghdad]

Tính đến cuối tháng 11/2019, tổng lượng dầu dự trữ của Hàn Quốc đã lên tới 96,5 triệu thùng. Còn nếu tính cả dự trữ dầu của khu vực tư nhân ở Hàn Quốc thì con số ước đạt 200 triệu thùng.

Ông Kim Yong-beon cho biết hiện không có tác động ngắn hạn nào đối với hoạt động nhập khẩu dầu của Hàn Quốc, song nước này vẫn cần giám sát chặt chẽ tình hình và xem xét sự phụ thuộc lớn vào nguồn cung năng lượng từ Trung Đông.

Trung Đông chiếm tới 70% nhập khẩu dầu thô của Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-11/2019, trong khi con số tương ứng về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) là 38%.

Theo ông Kim Yong-beon, Chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực tối đa để ổn định tình hình cung cầu dầu mỏ và giá "vàng đen." Lượng dầu dự trữ chiến lược của Hàn Quốc đủ đáp ứng nhu cầu dầu của nước này trong 180 ngày./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.