Hộ tái định cư được thuê đất kinh doanh tại nơi ở mới

Hộ tái định cư được thuê đất kinh doanh tại nơi mới

Hộ tái định cư được ưu tiên thuê diện tích kinh doanh tại nơi ở mới là điểm lưu ý khi xây dự thảo Nghị định quản lý nhà tái định cư.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết hộ tái định cư được ưu tiênthuê diện tích kinh doanh tại nơi ở mới là một trong những vấn đề được lưu ý khixây dựng dự thảo Nghị định quy định phát triển và quản lý nhà ở tái định cư.

Trên thực tế khi bàn giao mặt bằng để di dời đến chỗ ở mới, cuộc sống của nhiềungười dân gặp khó khăn do xáo trộn việc làm. Đặc biệt, các hộ dân đang sinh sốngở mặt đường và có cửa hàng kinh doanh hoặc cho thuê bị ảnh hưởng về thu nhập,việc làm...

Bởi vậy, Bộ Xây dựng đề xuất ưu tiên cho các hộ dân tái định cư được tham giahoạt động dịch vụ kinh doanh ngay chính tại nơi ở mới. Nếu các tòa nhà thươngmại có lẫn căn hộ tái định cư thì ưu tiên hộ gia đình, cá nhân tái định cư đượckhai thác phần diện tích kinh doanh, dịch vụ thông qua đấu giá nếu mức giá trúngthầu ngang bằng nhau.

Tại các khu nhà ở tái định cư được đầu tư xây dựng trực tiếp thì chủ đầu tưdành tối đa không quá 2/3 diện tích kinh doanh, dịch vụ cho các hộ gia đình, cánhân tái định cư thuê (nếu có nhu cầu) thông qua đấu giá theo nguyên tắc côngkhai, minh bạch nhằm tạo công ăn, việc làm cho người dân.

Bộ Xây dựng cũng đưa ra nguyên tắc khi phát triển loại hình nhà ở này là phảibảo đảm để các hộ gia đình, cá nhân được bố trí tái định cư có điều kiện ở, sinhhoạt, sản xuất tốt hơn hoặc tương đương nơi ở cũ. Cùng đó, việc phân định cụ thểtrách nhiệm trong quản lý nhà tái định cư cũng được quan tâm đặc biệt.

Nhiều năm qua, công tác quản lý chất lượng nhà ở tái định cư bị buông lỏng (từkhâu lựa chọn chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp)khiến việc triển khai các dự án nhà ở tái định cư luôn bị động, chậm tiến độ,chất lượng kém, thiếu đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội...

Việc tuân thủ chưa nghiêm quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng nhàở tái định cư đã gây bức xúc và ảnh hưởng lớn đến tâm lý và đời sống sinh hoạtcủa người dân, tạo dư luận xấu trong xã hội về loại hình nhà ở này.

Hiện tượng buông lỏng quản lý được xác định là một trong nguyên nhân ảnh hưởngđến chất lượng nhà tái định cư, do đó phải phân định cụ thể và rõ ràng cho từngđối tượng.

Theo đó, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việcquản lý vận hành nhà chung cư đó (thông qua bộ phận trực thuộc của mìnhhoặc ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có chức năng quản lý vận hành nhà chung cưthực hiện).

Trường hợp mua nhà ở thương mại để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân táiđịnh cư thì doanh nghiệp đang quản lý vận hành nhà ở đó thực hiện quản lý vậnhành nhà ở tái định cư.

Mặc dù pháp luật về xây dựng, nhà ở đã quy định về quản lý chất lượng công trìnhxây dựng, trong đó có các loại hình nhà ở, nhưng thực tế thì chất lượng nhà ởtái định cư luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân. Bởi vậy, việc quy định tráchnhiệm cụ thể cho các tổ chức và cá nhân liên quan trong việc tổ chức quản lýchất lượng công trình nhà ở tái định cư là rất cần thiết.

Những điểm đổi mới trong chính sách quản lý và phát triển nhà ở tái định cư đượckỳ vọng sẽ xóa đi “tiếng xấu đồn xa” về loại hình nhà ở này; giúp thúc đẩy nhanhviệc di dân thực hiện giải phóng mặt bằng khi xây dựng các công trình./.

Thu Hằng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn khan hiếm, chưa cải thiện nhiều là bài toán khó giải. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thiếu nguồn cung, nhà ở xã hội vẫn xa đích

Với tiến độ thực hiện các dự án hiện nay thì mục tiêu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội được Chính phủ đặt ra trong năm 2024 rất khó đạt khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm.