Hy Lạp tuyên bố hỗ trợ Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Bulgaria, sẽ hỗ trợ Bulgaria trong trường hợp Nga cắt nguồn cung khí đốt cho nước này.
Hy Lạp tuyên bố hỗ trợ Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt ảnh 1Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis. (Nguồn: wkzo.com)

Hy Lạp sẽ hỗ trợ Bulgaria trong trường hợp Nga cắt nguồn cung khí đốt cho nước này.

Trên đây là tuyên bố của Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Bulgaria ngày 27/4 sau khi Tập đoàn năng lượng Gapzrom của Nga thông báo ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan do không thanh toán hợp đồng mua khí đốt bằng đồng ruble.

Theo Văn phòng Thủ tướng Hy Lạp, nhà lãnh đạo này khẳng định sẽ giúp Bulgaria đối phó với tình hình mới do quyết định của Nga về ngừng cung cấp khí đốt.

Cũng trong ngày này, Thủ tướng Mitsotakis đã triệu tập cuộc họp chính phủ bàn về vấn đề năng lượng.

[Hy Lạp đề xuất hướng giải quyết khủng hoảng năng lượng tại châu Âu]

Nguồn tin từ Hy Lạp cho biết Athens có thể giúp Sofia bằng việc đảo chiều đường ống khí đốt TurkStream, một cơ chế đã được sử dụng trước đây. Đường ống này đưa khí đốt của Nga đến Hy Lạp qua Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.

Thủ tướng Mitsotakis nói rằng đường ống dẫn khí đốt này giữa hai nước láng giềng - Đường ống liên Hy Lạp-Bulgaria (IGB) - sẽ sẵn sàng hoạt động vào tháng Sáu tới cũng như xác nhận hai nước sẽ hợp tác để đa dạng hóa thông qua khí tự nhiên hóa lỏng.

Mỗi năm, Hy Lạp nhập lượng khí đốt của Nga để đáp ứng cho hơn 30% nhu cầu tiêu dùng năng lượng của mình và đợt thanh toán tiếp theo của nước này cho Gazprom dự kiến trong tháng Năm tới theo hợp đồng hết hạn vào năm 2026.

Hiện Athens không nói rõ sẽ thanh toán như thế nào, nhưng khẳng định có thể tránh gặp phải các vấn đề về nguồn cung khí đốt ngay cả khi Moskva dừng cung cấp.

Theo kế hoạch dự phòng, Hy Lạp có thể nhập khẩu thêm khí đốt qua đường ống và khí hóa lỏng từ Azerbaijan và chuyển 4 nhà máy điện chạy bằng khí đốt sang chạy bằng dầu diesel. Nước này cũng sẽ tăng cường khai thác than đá trong hai năm tới như một biện pháp tạm thời./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.