Italy triệu Đại sứ Pháp do căng thẳng liên quan người di cư

Bộ Ngoại giao Italy triệu Đại sứ Pháp tại Rome sau khi Paris chỉ trích gay gắt quyết định Italy từ chối tiếp nhận hơn 600 người di cư, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, bị mắc kẹt ở Địa Trung Hải.
Italy triệu Đại sứ Pháp do căng thẳng liên quan người di cư ảnh 1Người di cư trên tàu cứu hộ Aquarius. (Nguồn: CNN)

Bộ Ngoại giao Italy ngày 13/6 đã triệu Đại sứ Pháp tại Rome sau khi Paris chỉ trích gay gắt quyết định Italy từ chối tiếp nhận hơn 600 người di cư, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, bị mắc kẹt trên tàu cứu hộ Aquarius ở Địa Trung Hải.

Trước đó, tàu Aquarius của tổ chức phi chính phủ Pháp SOS Mediterranee đã cứu 629 người, trong đó có 11 trẻ em và bảy phụ nữ mang thai, di cư trái phép tại vùng biển Trung Địa Trung Hải.

Tuy nhiên, cả Malta và Italy đều từ chối mở cảng cho tàu cứu hộ này, khiến tàu Aquarius phải neo đậu ở vùng biển giữa Malta và đảo Sicily của Italy. Sau khi bị Italy và Malta từ chối cập cảng, Tây Ban Nha đã tuyên bố tiếp nhận con tàu này.

[Tranh cãi giữa Italy và Malta về tiếp nhận tàu cứu hộ nước ngoài]

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kịch liệt phản đối quyết định trên của Rome, cho rằng theo luật pháp quốc tế, Italy phải tiếp nhận những người di cư này do là nước có đường bờ biển gần nhất với nơi xảy ra vụ việc.

Ông Emmanuel Macron còn cáo buộc Italy "coi thường và vô trách nhiệm" vì đã từ chối tiếp nhận hàng trăm người di cư. Trong khi đó, Rome phản ứng lại với tuyên bố không thể chấp nhận "những lời rao giảng đạo đức giả" từ một nước như Pháp.

Hôm 11/6, Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã hối thúc Italy và Malta hành động có trách nhiệm. Tuy nhiên, chính phủ mới ở Italy tuyên bố nước này từng nhiều lần phải một mình giải quyết vấn đề người di cư, đồng thời kêu gọi các quốc gia EU, trong đó có Malta, cũng tăng cường tiếp nhận người di cư từ châu Phi./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.