Khánh thành Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 tại Hà Nội
Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 với quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai, Hà Nội sẽ là nơi tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch.
Bên trong khu tiếp đón cấp cứu của Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Chiều 31/8, Bộ Y tế đã tổ chức khánh thành Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 với quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai, Hà Nội (trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).
Bệnh viện với vai trò là một trung tâm hồi sức tích cực quốc gia sẽ là nơi tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế trong khu vực.
Bệnh viện được chia thành ba khu: ngôi nhà màu xanh là khu hành chính của bệnh viện, bảo đảm không nhiễm khuẩn; nhà màu vàng là khu dinh dưỡng-nghỉ ngơi-xét nghiệm, test định kỳ-kho vật tư thiết bị y tế; nhà màu đỏ dành cho bệnh nhân nặng điều trị ICU (hồi sức tích cực).
Ngoài ra, còn có khu đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn với nhiều không gian xanh.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 hiện tiếp tục gia tăng nhanh chóng trên thế giới và trong khu vực.
Trong nước, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân, từ ngày 19/7 đến nay đã ghi nhận hơn 400.000 ca mắc COVID-19.
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế đã có những biện pháp quyết liệt triển khai trên mọi mặt trận, từ phòng bệnh, xét nghiệm phát hiện đến các biện pháp cách ly, điều trị kịp thời, phù hợp.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 để thiết lập 12 Trung tâm Hồi sức tích cực trên toàn quốc.
“Mục tiêu thành lập những trung tâm này là nâng cao năng lực điều trị COVID-19, nhất là các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch, giảm tối đa số ca tử vong," Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết trong một tháng qua, các bệnh viện tuyến trung ương cùng lực lượng tinh nhuệ và trang thiết bị hiện đại, đồng bộ đã đưa vào hoạt động 6 trung tâm hồi sức tích cực có quy mô lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm hồi sức tích cực khác tại các điểm nóng: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ các trung tâm sồi sức đều đã có những tín hiệu tích cực khi hàng nghìn bệnh nhân đã hồi phục và chuyển nhẹ. Hiện nay, các đơn vị này đang tiếp tục chuẩn bị phương án mở rộng công suất giường trong trường hợp cần thiết, đồng thời giúp đỡ các bệnh viện ở tầng dưới đào tạo và thực hành điều trị để hạn chế số ca trở nặng, giảm áp lực cho tuyến trên.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị ngoài việc chuẩn bị lực lượng, phương tiện cho bệnh viện dã chiến này, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ở cơ sở chính (phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa) cũng cần cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế toàn diện, bình đẳng, nhanh chóng, nghĩa là không chỉ tập trung cho bệnh nhân COVID-19 mà cần đảm bảo khám, chữa các bệnh thông thường khác.
Tại buổi lễ, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện Điều trị người bệnh COVID-19 Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: "Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là không có người bệnh nặng nào phải vào điều trị. Tuy nhiên, nếu có bệnh nhân, chúng tôi sẽ cố gắng nỗ lực chăm sóc người bệnh, đặt mục tiêu sức khỏe người bệnh là quan trọng nhất”./.
Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch với quy mô 500 giường đang được khẩn trương xây dựng tại ngõ 587 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.
Hà Nội đang bước vào đợt giãn cách xã hội 15 ngày lần thứ hai với quyết tâm tận dụng triệt để thời gian này để truy vết, khoanh vùng, bóc tách các ca F0 ra khỏi cộng đồng.
Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị cho bệnh nhân COVID-19 quy mô 500 giường đặt tại ngõ 587 Tam Trinh, quận Hoàng Mai, đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện, lắp đặt thiết bị để đưa vào hoạt động.
Sau hơn một tháng "thần tốc" xây dựng, bệnh viện dã chiến tại quận Hoàng Mai, Hà Nội đã dần hoàn thiện để đưa vào sử dụng, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch.
Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 tại đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội với quy mô 500 giường bệnh, dự kiến có khoảng 1.000 nhân viên y tế gồm 272 bác sỹ và 680 điều dưỡng.
Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung quy định về chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Điều 27 để khắc phục những bất cập hiện nay.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục.
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, cơ sở PK ĐHY Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bảng hiệu sai có chủ đích để tạo niềm tin; thay tên đổi họ, giả danh bác sỹ, nhân viên y tế để khám-chữa bệnh trái phép.
Việc ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác y tế toàn diện giúp hai bên tăng cường hợp tác nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chuyển giao những kỹ thuật mới và hiệu quả phù hợp với tiềm năng của hai nước.
Liên quan đến vụ nhân viên, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinsung Vina bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiệc liên hoan vào trưa 20/10, đến nay đã có 89/91 bệnh nhân xuất viện.
Liên quan đến chủng cúm A/H1pdm, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin,virus cúm này được phát hiện đầu tiên trong đại dịch cúm năm 2009 nên có tên là pandemic (pdm).
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh các nghiên cứu tập trung vào các bệnh dịch, sức khỏe dân số, quản lý bệnh tật và phát triển các phương pháp điều trị mới.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, ông T.V.T ở tỉnh Bình Định đã tử vong do nhiễm cúm A/H1pdm, biến chứng sốc nhiễm trùng/hội chứng Cushing do tự mua thuốc uống.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng hiện nay tình trạng cung ứng thuốc liên tục gặp trục trặc như thiếu thuốc, thiếu vaccine, thiết bị do gốc rễ của nhiều vấn đề chưa được giải quyết.
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho thấy có 4 món thức ăn phát hiện dương tính với vi khuẩn Salmonella là dưa chuột muối, chả lá lốt, gà rang, canh rau muống.
Sanofi-Aventis Việt Nam (Sanofi Việt Nam) phối hợp cùng Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) thực hiện chương trình khám tầm soát bệnh tim và tiêm vaccine Cúm cho người dân ở Quảng Bình và Trà Vinh.
Anh N.V.N., nạn nhân trong vụ lũ quét ở Cao Bằng hôm 9/9, bị viêm màng não mủ sau phẫu thuật sọ não nghiêm trọng, nhưng rất may, do thể trạng đáp ứng thuốc tốt nên anh N. đã dần hồi phục.
Trong phiên thảo luận sáng 22/10, các đại biểu Quốc hội đã nêu nhiều ý kiến trách nhiệm, sâu sắc về những nội dung xung quanh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
WHO cho biết việc Việt Nam áp dụng chiến lược SAFE của WHO, tập trung vào phẫu thuật, thuốc kháng sinh, vệ sinh mặt và cải thiện môi trường, đã thúc đẩy việc loại trừ đau mắt hột.
Chiều 21/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thông tin vừa tiếp nhận trường hợp là nam giới vào viện trong tình trạng sưng nề chảy máu vùng dương vật và vùng bìu bên phải.
Beauty Summit 2024 được coi là điểm sáng xúc tiến thương mại của ngành làm đẹp trong giai đoạn cuối năm 2024, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu.
Theo đại diện Khoa Nội-Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, các nạn nhân đều nhập viện trong tình trạng đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều lần, chóng mặt, một số người sốt.
Thứ trưởng Bộ y tế Trần Văn Thuấn cho hay hiện nay, bên cạnh hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập, cả nước có 384 bệnh viện tư nhân, chiếm 24% tổng số bệnh viện.
Các bệnh viện ở nhiều địa phương tại Việt Nam đưa ra những điều kiện làm việc đặc biệt cho các bác sỹ Hàn Quốc, chẳng hạn như tuần làm việc 44 giờ và lương hàng tháng là 30 triệu won.
Thanh tra tỉnh vừa có Kết luận thanh tra đột xuất với Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam và đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tài chính, kế toán tại bệnh viện.
Trước đây với bán lẻ thuốc (nhà thuốc) không có khái niệm kê khai giá bán lẻ nhưng trong dự luật mới sẽ phải kê khai giá bán lẻ với cơ quan quản lý trên địa bàn và niêm yết giá trên sản phẩm.
Quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế gồm điều kiện, tiêu chí và định mức được thanh toán vừa được Bộ Y tế ban hành.
Bệnh lý vùng hậu môn trực tràng thường gặp trong cuộc sống hiện nay. Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh lý ung thư đại trực tràng chiếm 10% các bệnh lý về ung thư; bệnh trĩ ảnh hưởng gần 50% dân số…
Tình trạng quá tải bệnh viện tuyến cuối xảy ra khi chuỗi chăm sóc sức khỏe thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh thu hút bệnh nhân trong nội bộ hệ thống y tế vẫn là tình trạng tương đối phổ biến.
Nhu cầu chờ ghép tạng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 rất cao với khoảng 100 ca chờ chỉ định ghép gan, 70 ca chờ ghép thận. Trung bình mỗi năm, Bệnh viện ghép được từ 6-8 ca ghép thận và 10-14 ca ghép gan.
Chỉ tính riêng trong tuần đầu của tháng 10/2024, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận các ổ dịch cộng đồng ở thành phố Sầm Sơn, huyện Thường Xuân và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa với gần 40 ca mắc sởi.