Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Thủ đô đến năm 2020 vàQuy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 , HàNội sẽ có tám tuyến đường sắt đô thị, trong đó, dự án đường sắt đô thị CátLinh-Hà Đông có vị trí quan trọng.
Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào tháng6/2015.
Dự án có mức đầu tư gần 8.770 tỷ đồng (tương đương 552,86 triệu USD),trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc 1,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương169 triệu USD); vốn vay ưu đãi 250 triệu USD và vốn đối ứng trong nước 2.123 tỷđồng.
Dự án được Bộ Giao thông Vận tải giao cho Ban Quản lý Dự án Đường sắt (CụcĐường sắt Việt Nam ) làm đại diện chủ đầu tư.
Toàn bộ dự án dài hơn 13 km, đi trên cao và chủ yếu trên dải phân cáchgiữa hai làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và Nguyễn Trãi. Điểm khởi đầu làga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông), gồm 12 gavà khu Depot tại phường Phú Lương (Hà Đông).
Hệ thống có đặc tính kiểm soát tàu tự động cùng với điều khiển của láitàu, có hệ thống thông tin tín hiệu trên tàu và tại các nhà ga, có 13 đoàn tàu,mỗi tàu 4 toa, tốc độ cao nhất 80km/giờ,…
Đơn vị tổng thầu EPC là Công ty Hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt TrungQuốc. Hiện các nhà thầu thi công đã hoàn thành 11 trụ cầu trên hồ Đống Đa vàđường Hoàng Cầu, bắt đầu triển khai các trụ cầu trên đường Hào Nam, hoàn thànhđường công vụ vào khu Depo…
Tổng thầu EPC đang hoàn thiện thiết kế kỹ thuật cầu vượt sông Nhuệ và cầuvượt nút giao vành đai 3 để triển khai thi công ngay trong quý 4 năm 2011.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông saukhi hoàn thành sẽ đóng vai trò nòng cốt cho giao thông công cộng, cùng với mạnglưới xe buýt nhanh sẽ giải quyết cơ bản vấn đề tắc nghẽn giao thông tại Thủ đôHà Nội và phấn đấu đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng được 35-45% nhu cầuđi lại của nhân dân Thủ đô./.