Khu vực doanh nghiệp nước ngoài giải ngân 10,3 tỷ USD kể từ đầu năm

Khu vực nước ngoài đầu tư trực tiếp tính đến thời điểm 20/8, bao gồm vốn đăng ký mới, cấp bổ sung và vốn góp, mua cổ phần đạt 23,4 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Khu vực doanh nghiệp nước ngoài giải ngân 10,3 tỷ USD kể từ đầu năm ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Báo cáo Tổng cục Thống kê, ngày 29/8, cho thấy khu vực nước ngoài đầu tư trực tiếp (tính đến thời điểm 20/8), bao gồm​ vốn đăng ký mới, cấp bổ sung và đầu tư góp vốn, mua cổ phần đã đạt 23,4 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đó, tổng số vốn giải ngân đạt 10,3 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016.

[Giá thịt lợn phục hồi tác động mạnh đến đà tăng của CPI tháng Tám]

Đáng chú ý, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí bất ngờ thu hút lượng vốn ngoại lớn nhất, đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 39,8% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,8 tỷ USD, chiếm 35,9%. Các ngành còn lại đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 24,3%.

Tuy nhiên tính chung cả vốn đăng ký, vốn bổ sung và vốn góp, mua cổ phần, tổng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,7 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đăng ký. Theo sau lại là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 23% và  các ngành còn lại đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 27%.

Về địa phương, Thanh Hóa thu hút nguồn vốn ngoại lớn nhất, với 3.055 triệu USD, chiếm 22,7, tiếp đến là Nam Định 2.125,9 triệu USD, chiếm 15,8%, Kiên Giang 1.342,3 triệu USD, chiếm 10%..., Thành phố Hồ Chí Minh chỉ huy động được 792,1 triệu USD, chiếm 5,9% và Hà Nội là 609,5 triệu USD, chiếm 4,5%.

Trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 4.829 triệu USD, chiếm 35,9% tổng vốn, kế tiếp là Singapore 2.841 triệu USD, chiếm 21,1%, sau đến Hàn Quốc 2.172,6 triệu USD, chiếm 16,1%. Trung Quốc lùi về vị trí thứ tư với 1.270,9 triệu USD, chiếm 9,4% và Đặc khu Hành chính Hongkong (Trung Quốc) 587 triệu USD, chiếm 4,4%./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.