Những kiến thức chuyên sâu về an toàn giao thông nói chung, phòng chốnglái xe sử dụng chất có cồn khi điều khiển phương tiện nói riêng, đã được cácchuyên gia phổ biến đến các phóng viên.
Tại buổi tập huấn, các phóng viên được nắm bắt tình hình tai nạn giaothông liên quan đến rượu, bia tại Việt Nam, ảnh hưởng của rượu, bia đối vớingười điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; quy định của pháp luật về nồng độcồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.
Cùng với những kiến thức chung trên, phóng viên còn được hướng dẫn cách xửlý thông tin trong những trường hợp cụ thể, xác định giá trị thông tin để đăngbáo, lựa chọn góc độ thể hiện thông tin, cách rút tít, xử lý ảnh và chú thíchảnh, cách đưa tin, bài hiệu quả.
Phần chia nhóm thảo luận, phân tích sản phẩm thông tin cụ thể đã được đăngtải trên các phương tiện thông tin đại chúng, rút kinh nghiệm về chủ đề, cáchđặt tít, góc độ tiếp cận, mô thức thông tin, hình thức thể hiện, hình ảnh đăngkèm… được xem là hay và bổ ích, được các phóng viên đánh giá cao.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tai nạn giao thông đường bộ hàng năm cướp đisinh mạng của khoảng 1,2 triệu người, làm bị thương 50 triệu người, thiệt hại vềkinh tế là 518 tỷ USD.
Dự đoán đến năm 2020, tai nạn giao thông đường bộ lànguyên nhân thứ ba của gánh nặng bệnh tật sau bệnh thiếu máu cục bộ và trầm cảmđơn cực.
Ở Việt Nam, nghiên cứu do Tổ chức JICA thực hiện năm 2008 cho thấy thiệthại về kinh tế do tai nạn giao thông đường bộ chiếm tới 2,89% GDP (32.619 tỷđồng).
Chiến dịch tuyên truyền và tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm quy định nồngđộ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ được triển khai từnay đến hết năm 2013 là hoạt động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của người thamgia giao thông, từng bước hình thành thói quen, ý thức tự giác chấp hành các quyđịnh của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện, góp phầnhạn chế tai nạn giao thông.
Khóa tập huấn đưa tin về an toàn giao thông sẽ giúp phóng viên thực hiệntốt việc đưa tin, bài phục vụ cho chiến dịch này./.