Thức trắng đêm cẩu tàu Cát Linh - Hà Đông lên đường sắt trên cao
Nâng thành công toa tàu đường sắt trên cao đầu tiên vào đường ray
Gần 3 giờ sáng 21/2, cẩu bánh xích 400 tấn đã nâng thành công toa tàu đầu tiên lên ray tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) trong tiếng reo hò của rất đông đảo mọi người chứng kiến.
Toàn cảnh quá trình cẩu toa tàu Cát Linh - Hà Đông đầu tiên lên đường ray trên cao. (Video: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau một thời gian nghiên cứu, các đơn vị thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã thống nhất vị trí cẩu lắp đoàn tàu đầu tiên lên ray chính tuyến trên cầu cạn tại vị trí từ trụ JR02 đến JR06, khu vực ga La Khê nằm trên đường Quang Trung - Hà Đông. Phương án thi công chi tiết cẩu lắp đoàn tàu do Tổng thầu EPC thực hiện.
Ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, bắt đầu từ 22 giờ 30 phút ngày 20/2 đến 5 giờ sáng ngày 21/02, 2 toa xe đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được cẩu lên ray trên cao ở ga La Khê.
Theo ông Thành, việc cẩu các toa tàu lên cầu cạn sẽ được thực hiện bằng cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 (cần cẩu loại 250 tấn), cần chính 51,8m; bán kính hoạt động từ 10,8-12m ứng với trọng lượng mã hàng tương ứng từ 84,5-79,5 tấn, để cẩu lắp đoàn tàu.
Trong thời gian chuẩn bị cẩu lắp các toa tàu, cơ quan chức năng cấm toàn bộ giao thông chiều đường tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung-Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La đồng thời tổ chức hướng dẫn giao thông đi hai chiều bên phía đường còn lại. Trong thời gian cẩu, cấm toàn bộ đoạn đường khu vực này (theo cả 2 chiều đoạn từ ngã ba Quang Trung-Phan Đình Giót đến ngã tư Quang Trung-Lê Trọng Tấn).
Việc cẩu các toa tàu lên cầu cạn được thực hiện bằng cẩu bánh xích loại 250 tấn. Mỗi đầu kéo và toa tàu có thời gian thi công lắp đặt từ 1,5 đến 2 tiếng đồng hồ.
Muộn hơn dự kiến ban đầu hơn 2 tiếng, khoảng hơn 0 giờ ngày 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được vận chuyển từ đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) đến nhà ga La Khê (đường Quang Trung) để đưa lên đường ray. Khoảng 0 giờ 15, toa tàu được đưa vào đoạn nhà ga La Khê trên đường Quang Trung (Hà Đông).
Một số hình ảnh VietnamPlus ghi nhận tại khu vực thi công:
Nhằm tránh cho mặt đường bị sụt lún khi nâng các toa, các công nhân đã lót những tấm sắt lớn lên mặt đường tại khu vực máy cẩu bánh xích đè lên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khoảng 10 giờ tối ngày 20/2, toàn bộ khu vực cẩu đã được rào chắn cẩn thận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Để việc đưa tàu lên được cân bằng, các kỹ sư sử dụng một giá đỡ được nối dây cáp lớn ở hai đầu. Cẩu trục để nâng được toa tàu cũng phải sử dụng loại 250 tấn. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hơn 12 giờ đêm 20 rạng sáng 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được vận chuyển đến. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Toàn bộ toa tàu được giằng xích và phủ bạt cẩn thận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo Ban quản lý dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, mỗi đêm dự kiến lắp 2 toa. Tuy nhiên, toa tàu đầu tiên tính cả quá trình di chuyển, lắp đặt mất hơn 3 tiếng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quá trình chuẩn bị để cẩu toa tàu mất hơn 1 tiếng. Phía trên khi toa tàu được đưa lên, có khoảng 6 nhân viên và kỹ sư dùng dây thừng, kết hợp với tài xế máy cẩu để điều chỉnh cho bánh tàu khớp với đường ray. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quá trình nối hai đầu dây cáp để tạo sự cân bằng mất rất khó khăn, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có thời điểm mọi việc đã hoàn tất, tuy nhiên các kỹ sư phải tháo ra và làm lại từ đầu để đảm bảo một cách chính xác nhất. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Toa đầu máy được cẩu lên nặng khoảng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Quá trình cẩu đầu máy lên hết sức chậm rãi trong sự mong chờ của rất nhiều người dân đã thức trắng đêm để theo dõi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thời gian thi công dự kiến đến hết ngày 26/2/2017. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những kỹ sư trên đường ray cẩn thận theo dõi và điều chỉnh bánh tàu khớp với đường ray. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự kiến trong những đêm tiếp theo, 3 toa tàu còn lại sẽ được cẩu vào đường ray ở khu vực nhà ga La Khê. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khi toa tàu đầu tiên được lắp đặt thành công, đồng loạt mọi người đều vỗ tay hoan hô vì mọi việc đều tiến hành thuận lợi. Thời gian tới, 12 toa tàu còn lại tiếp tục được lắp đặt để chạy thử nghiệm vào tháng 9 và phục vụ thương mại năm 2018, chậm 3 năm so với kế hoạch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt xác nhận, 2 đầu máy và 2 toa chở khách thuộc dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông (Hà Nội) đã chính thức về tới Việt Nam.
Ban quản lý dự án đường sắt đang cùng các bên bàn bạc, thống nhất phương án tối ưu nhất để đưa đoàn tàu đô thị Cát Linh-Hà Đông vào vị trí định sẵn trên công trường dự án một cách an toàn.
Bắt đầu từ 22 giờ 30 phút ngày 20/2 đến 5 giờ sáng ngày 21/2, 2 toa xe đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ được cẩu lên ray trên cao ở ga La Khê.
Trước việc thiếu nguồn cát đắp nền đường các dự án cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra giải pháp nhằm tìm nguồn vật liệu bổ sung cho nhà thầu thi công.
Các đường gom dân sinh được địa phương kiến nghị bổ sung để tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân được thuận lợi hơn sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bố trí nguồn vốn để hoàn thành.
Cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành có chiều dài 128,8 km với 4 làn xe, vận tốc dự kiến 100-120 km/h, được thực hiện ngay từ năm 2024 và cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.
Một trong những vấn đề đang được dư luận rất quan tâm là hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ đi qua tỉnh Nam Định. Vị trí ga gần trung tâm thành phố Nam Định.
Giờ cất cánh tại Đà Nẵng là 19 giờ 10 đến Ahmedabad lúc 23 giờ 25 phút vào thứ Tư, thứ Bảy và từ Ahmedabad cất cánh lúc 0 giờ 25 đến Đà Nẵng lúc 6 giờ 55 phút vào thứ Năm và Chủ nhật.
Để ứng phó với bão, Ban Quản lý cảng Sa Kỳ và Ủy ban Nhân dân huyện Lý Sơn đã thông báo tạm dừng hoạt động tuyến vận tải khách Sa Kỳ-Lý Sơn và chiều ngược lại để đảm bảo an toàn.
Cục Hàng không yêu cầu hãng bay có phương án điều chỉnh kế hoạch bay hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp tại một số địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão Trami.
Theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc- Nam phía Đông đoạn Cam Lộ-La Sơn, chiều dài tuyến khoảng 98,35km, tổng vốn đầu tư 6.488 tỷ đồng.
Trạm thu phí BOT Bình Thắng dừng hoạt động đánh dấu sự kết thúc của hợp đồng BOT, giúp giảm đáng kể chi phí vận tải cho các doanh nghiệp logistics vận chuyển hàng qua tuyến đường trọng điểm này.
Tắc đường tại Hà Nội vẫn là một bài toán vẫn chưa có lời giải, khi các phương tiện cá nhân tiếp tục gia tăng nhưng ý thức tham gia giao thông chưa tiến bộ và hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp.
Nếu được triển khai đầu tư sớm các hạng mục trong khu bay, Cảng Hàng không Phù Cát (tỉnh Bình Định) sẽ tăng công suất khai thác, đáp ứng nhu cầu đón hành khách đến địa phương.
Chợ Hàn là điểm du lịch thu hút rất đông các đoàn khách trong nước và quốc tế, nhưng đây là tuyến đường một chiều nên các đoàn khách phải xuống xe và đi bộ qua đường mới có thể vào chợ.
Các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đã được tính toán, phân tích kỹ lưỡng để đưa ra mức phí nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Nhiều địa phương trên cả nước đã rơi vào tình trạng hết phôi ấn chỉ, hết nguyên liệu để in giấy phép lái xe nên đã tạm dừng cấp đổi, sát hạch lái xe cho người dân.
Bộ Giao thông Vận tải đưa ra lộ trình hoàn thành hệ thống giao thông thông minh và các trạm thu phí đồng thời với tuyến đường bộ cao tốc khi đưa vào khai thác trong năm 2025.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xây dựng, tổ chức phương án diễn tập ứng phó với các tình huống mất an toàn hàng không tại sân bay nhộn nhịp nhất cũng như sân bay có lượng khách đến thấp.
Cảnh sát giao thông tỉnh Tây Ninh tăng cường kiểm tra tải trọng xe, không để tình hình xe quá tải, quá khổ diễn biến phức tạp, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá việc tổ chức thu phí sử dụng đường bộ qua đầu phương tiện là thuận tiện, dễ áp dụng và khuyến khích chủ phương tiện khai thác hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải.
Đường bay Cần Thơ-Đà Lạt sẽ do hãng hàng không Vietjet khai thác bằng tàu bay Airbus 321; các chuyến bay đi/về Cần Thơ-Đà Lạt vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy hàng tuần.
Chiều 21/10, xe ôtô 5 chỗ chạy trên Quốc lộ 20 đoạn qua đèo Bảo Lộc đến xã Đại Lào lao xuống vực sâu khiến người đàn ông tử vong, còn người phụ nữ đi cùng bị thương.
Bộ Giao thông Vận tải đã chủ động chỉ đạo các cơ quan liên quan đánh giá tổng thể và nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc đã được đầu tư phân kỳ.
Hàng trăm lượt phương tiện chở hàng hóa, nông sản, gỗ, cát, đất… lưu thông trên các tuyến đường thuộc địa bàn 2 huyện Châu Thành và Tân Biên làm hư hỏng đường, gây ô nhiễm và không đảm bảo ATGT.
Việc thi công tuyến đường thuộc phạm vi xã Ma Nới đang gặp nhiều khó khăn do địa hình rừng núi hiểm trở, thời tiết mưa nhiều khiến việc vận chuyển vật liệu và khai thác tận thu lâm sản bị ảnh hưởng.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết các đơn vị đang tích cực triển khai xây dựng và mục tiêu đến cuối năm 2025 sẽ hoàn thành 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.
Hải Dương vừa khám sức khỏe và kiểm tra chất ma túy với hơn 1.600 lái xe đang làm việc tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải, qua đó phát hiện 5 lái xe dương tính với ma túy.
Ngành Đường sắt đã triển khai tính năng bán vé tàu hỏa thông qua bản đồ trực tuyến nhằm đa dạng hình thức bán, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.
Hình ảnh người dân chèo thuyền qua khu vực ngã ba Cống, đường Thích Quảng Đức, thành phố Thủ Dầu Một sau cơn mưa ngày 13/10 đã đặt ra câu hỏi về tiến độ thi công các dự án chống ngập tại Bình Dương?
Vụ tai nạn giao thông xảy ra khi xe tải chở dăm chạy đến vòng xoay trên đường Tây Sơn, thành phố Quy Nhơn, bị lật nghiêng sang phải, đè lên 1 chiếc xe máy chở 3 người làm cả ba tử vong.
Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua tỉnh Bình Định đang có nguy cơ vỡ tiến độ nếu công tác giải phóng mặt bằng không thể sớm hoàn thành.