Nhà báo chiến trường Hứa Kiểm với bộ ảnh “Đường 20 Quyết Thắng"
Nhà báo Hứa Kiểm có nhiều tác phẩm phản ánh chân thực về cuộc chiến bảo vệ độc lập của dân tộc, trong đó nổi tiếng nhất là bộ ảnh "Đường 20 Quyết Thắng" đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Nhà báo Hứa Kiểm (tên thật là Hứa Thanh Kiểm) sinh năm 1938, là phóng viên thông tấn quân sự. Năm 1966, ông tham gia lớp đào tạo phóng viên ảnh của Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN) và gắn bó với nhiếp ảnh. Ông là phóng viên ảnh chiến trường luôn có mặt ở những địa bàn ác liệt của chiến tranh, từng tham gia tổ phóng viên mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã -Thông tấn xã Giải phóng trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975. (Ảnh: TTXVN)
Nhà báo Hứa Kiểm có nhiều tác phẩm phản ánh chân thực và sinh động cuộc chiến bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, trong đó nổi tiếng nhất là bộ ảnh "Đường 20 Quyết Thắng" đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực nhiếp ảnh) năm 2017. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực nhiếp ảnh) năm 2017 cho Nhà báo Hứa Kiểm, sáng 20/5/2017. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)
Bức ảnh "Cua chữ A - một trọng điểm trong cụm liên hoàn ATP" trong Bộ ảnh "Đường 20 Quyết Thắng" đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực nhiếp ảnh) năm 2017. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Bức ảnh "Chiến sỹ lái xe Lê Văn Bạch, giáo viên xung phong vào chiến trường, vượt cung đường 20 Quyết Thắng" trong Bộ ảnh "Đường 20 Quyết Thắng" đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực nhiếp ảnh) năm 2017. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Bức ảnh "Vượt lầy" trong Bộ ảnh "Đường 20 Quyết Thắng" đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực nhiếp ảnh) năm 2017. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Bức ảnh "Lễ tuyên thệ quyết tâm vượt cung đường lửa của những chiến sỹ lái xe" trong Bộ ảnh "Đường 20 Quyết Thắng" đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực nhiếp ảnh) năm 2017. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Bức ảnh "Mở đường qua ngầm Tà Lê sau trận bom của máy bay B-52 Mỹ" trong Bộ ảnh "Đường 20 Quyết Thắng" đạt Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (lĩnh vực nhiếp ảnh) năm 2017. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Nhà báo Hứa Kiểm, thành viên tổ phóng viên mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã-Thông tấn xã Giải phóng trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975, gặp gỡ người dân trên đường phố Sài Gòn, sáng 30/4/1975. (Ảnh: TTXVN)
"Mỗi khi nhớ lại những ngày tháng hào hùng ấy, bằng tất cả sự khiêm tốn của mình, tôi vẫn có thể tự hào nói rằng: Ngày 30/4/1975, tôi là phóng viên mặt trận của TTXGP," ông Dương Đức Quảng kể.
Ông Nguyễn Đức Trường nhớ lại, dù đã nhiều năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày còn là phóng viên, điện báo viên chiến trường vẫn đọng lại mãi trong tâm trí những người làm báo Phân xã Khu 10.
Trong hơn 15 năm hoạt động, từ những năm tháng ác liệt của chiến tranh tới ngày đất nước hoàn toàn độc lập, Thông tấn xã Giải phóng đã trở thành chứng nhân một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc.
Những phóng viên TTXGP trên khắp các chiến trường miền Nam, trong đó có nhà báo Nguyễn Thanh Tâm, Hồ Thanh Tuấn đã kiên cường vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Trần Thanh Xuân, nguyên Phó Tổng Giám đốc Việt Nam Thông Tấn xã, Giám đốc Thông tấn xã Giải phóng, đã sâu sát trong trải nghiệm thực tế, tận tụy, trung thành với sự nghiệp chung.
Hàng nghìn hiện vật, phần lớn là những kỷ vật chiến trường của các nhà báo thuộc Thông tấn xã Giải phóng trước đây, được trưng bày tại Phòng Truyền thống Cơ quan TTXVN khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Nhà báo Hứa Kiểm từng nói rằng làm phóng viên chiến trường là phải biết lăn xả, phải chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận hy sinh thì mới có được những bức ảnh tốt.