Để tháo gỡ các “ngòi nổ” trạm phí BOT, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với nhà đầu tư rà soát tất các trạm BOT để điều chỉnh giảm mức phí cho người dân sinh sống quanh trạm phí và phương tiện lưu thông qua trạm với mức giảm khoảng từ 7-25% nhằm giảm bức xúc và gánh nặng phí đến chủ xe đồng thời tính toán lại thời gian thu, cập nhật lại phương án tài chính…
Qua các cuộc thanh kiểm tra, các dự án BOT đã lộ rõ 1 số bất cập đó là việc chỉ định thầu, vị trí đặt trạm khiến người dân bị tận thu và không có sự lựa chọn về tuyến đường đi. Do đó, trong năm 2017 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải quyết định chỉ làm dự án BOT trên tuyến đường mới để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và nhà đầu tư.
Theo báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, tổng mức đầu tư dự án 22.938 tỷ đồng. Diện tích đất của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5.000ha. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021.
Về bố trí vốn, ngoài nguồn vốn 5.000 tỷ đồng đã được Quốc hội bố trí, Nhà nước cũng bố trí bổ sung 15.000 tỷ đồng; 2.938 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất, giao đất tái định cư giai đoạn đầu.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành được thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 chậm nhất đến năm 2025, hoàn thành và đưa vào khai thác. Giai đoạn 2 (đến năm 2035) tiếp tục đầu tư xây dựng một đường cất hạ cánh, một nhà ga hành khách để nâng công suất lên 50 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 3 (sau năm 2035) sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Trước đó, Chính phủ đã có báo lên Quốc hội Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020” sẽ được lựa chọn các đoạn ưu tiên làm trước 654km với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng và khởi công năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2021.
Nhấn mạnh đầu tư cao tốc Bắc-Nam là hết sức cấp thiết, đại diện cơ quan Nhà nước, chuyên gia, đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ lo ngại khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư để “bơm” vào dự án này ra sao trong bối cảnh nợ công đang cao, ngân hàng đang siết chặt vốn vay, nhà đầu tư lo sợ phương án tài chính, phải chịu rủi ro, lợi nhuận với việc giá vé đường bộ bị điều chỉnh khiến họ rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan.”
Mới đây, Ban quản lý dự án đường sắt, đại diện chủ đầu tư dự án đã có báo cáo điều chỉnh tiến độ hoàn thành và đưa dự án vận hành chạy thử vào ngày 2/9/2018 với thời gian vận hành chạy thử từ 3-6 tháng.
Trước đó, dự án đã bị chậm so với tiến độ đã được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải chốt thời gian vận hành thử nghiệm là tháng 10/2017 và khai thác thương mại trong năm 2018 để giảm ùn tắc giao thông cho Hà Nội.
Tuy nhiên, việc thí điểm cũng bộc lộ rõ hàng loạt những hạn chế, bất cập giữa loại hình ứng dụng gọi xe công nghệ và taxi truyền thống khi đặt ra vấn đề như Uber, Grab có là taxi và cơ quan quản lý Nhà nước có truy thu thuế được không? Số lượng xe thí điểm có vượt quá quy hoạch?
Tại các địa phương thí điểm đều đưa ra quan điểm sẽ khống chế số lượng xe Uber, Grab và kiến nghị Chính phủ cần có các điều kiện đặc thù để siết chặt Uber, Grab trong Nghị định 86 sửa đổi nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Với việc phương tiện tăng trưởng quá nhanh trong khi hạ tầng không thể theo kịp đã dẫn đến ùn tắc giao thông trở thành căn bệnh cố hữu và chưa có liều thuốc đặc trị trong thời gian dài vừa qua.
Để giải bài toán ùn tắc giao thông này, Cơ quan quản Nhà nước cũng tính đến việc hạn chế xe cá nhân, đánh thuế phí dừng đỗ xe ôtô cao, đổi giờ học giờ làm, ứng dụng giao thông thông minh đồng thời mở rộng kết cấu hạ tầng…
Ùn tắc giao thông không chỉ xảy ra ở đường bộ mà ở đường không khi tại sân bay Tân Sơn Nhất tắc cả trên trời lẫn mặt đất, sân bay Nội Bài quá tải làm cho máy bay về muộn dẫn đến chậm hủy chuyến ảnh hưởng việc đi lại của hành khách.