8 người sau đó lần lượt tử vong khi đang chạy thận, 10 trường hợp khác may mắn sống sót phải cấp cứu ở tuyến trên.
Theo kết luận giám định, mẫu nước thu tại đầu cấp vào máy lọc thận số 10, số 13 có độ PH rất thấp, độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Floura cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép. Các mẫu nước này đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng cho chạy thận nhân tạo theo tiêu chuẩn.
Sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hoà Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam 3 người.
Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, theo dõi dịch sốt xuất huyết trong vòng 10 năm nay, dịch sốt xuất huyết hoành hành ở Hà Nội từ năm 2009 (trên 16.000 ca mắc bệnh), năm 2015 có trên 15.000 ca mắc bệnh và không có tử vong, còn các năm còn lại trung bình mỗi năm có từ 6-7.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết.
Trong năm 2017, toàn thành phố ghi nhận hơn 37.500 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 7 trường hợp tử vong.
Sự việc thực sự làm rúng động dư luận, bị đẩy lên cao trào, gây bức xúc trong dư luận.
Ngày 25/8, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng 12 năm tù về tội “Buôn lậu.”
Sau phiên tòa sơ thẩm, Võ Mạnh Cường kháng cáo kêu oan, 7 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Sau 11 ngày xét xử và nghị án (19-30/10), ngày 30/10, kết thúc phiên phúc thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vụ án “Buôn lậu,” “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” xảy ra tại Công ty VN Pharma để điều tra, xét xử lại.
Với sự việc trên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đều chỉ đạo để làm rõ hơn vụ án này.
Ngày 27/12, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam y sỹ Hoàng Thị Hiền theo Điều 242 Bộ luật Hình sự quy định "Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác."
Kết quả điều tra ban đầu xác định, y sỹ Hoàng Thị Hiền (sinh năm 1969) mở phòng khám tư nhân ở xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu đã sử dụng thủ thuật can thiệp vào bao quy đầu bằng dụng cụ y tế nhiễm virus HPV, khiến cho hơn 100 trẻ em mắc bệnh sùi mào gà phải điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Cơ quan Cảnh sát Công an tỉnh Hưng Yên đã tổ chức giám định, xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể có nguyên nhân từ bệnh sùi mào gà đã gây nên đối với 32 trên tổng số 103 bệnh nhi.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh Tô Thị Mai Hoa cho hay, sự việc 4 trẻ sơ sinh tử vong vừa qua là một sự cố đáng tiếc.
Có 9 trẻ sơ sinh có tình trạng nặng đã nhanh chóng được chuyển lên tuyến trên điều trị tại Đơn nguyên Sơ sinh tại bệnh viện ra Bệnh viện Nhi Trung ương (5 cháu) và Bệnh viện Bạch Mai (4 cháu).
Sau khi sự việc xảy ra, ngành y tế tỉnh Bắc Ninh đã mời chuyên gia, bác sỹ đầu ngành của Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ chuyên môn trong khám, điều trị và phân tích nguyên nhân vụ việc.
Ở Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất (Hà Nội), bác sỹ Lê Quang D. 34 tuổi, Phó khoa Hồi sức cấp cứu, bị người nhà bệnh nhi ném cốc thủy tinh vào đâu gây bất tỉnh, theo dõi chấn thương sọ não. Kế đó là vụ giám đốc doanh nghiệp đánh nữ bác sỹ tại Nghệ An.
Tiếp theo có các sự vụ như: bác sỹ của Bệnh viện Thể thao bị côn đồ hành hung, bắt quỳ gối xin lỗi; Phó trạm trưởng Y tế tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị chém nhiều nhát vào người; bác sỹ tại Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh Thái Bình bị tấn công gãy mũi, chấn thương mắt...
Trước hàng loạt vụ việc đau lòng, lần đầu tiên, Bộ trưởng Y tế kêu gọi bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế.
Ngành y tế cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật tại địa phương xem xét và có những hình thức xử phạt thích đáng đối với những kẻ đã gây thương tích cho các thầy thuốc.