Hình ảnh về cuộc sống bình yên của thế hệ người cao tuổi cùng những câu chuyện ở làng cổ Đường Lâm của họ được ghi lại từ trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hình ảnh về cuộc sống bình yên của thế hệ người cao tuổi cùng những câu chuyện ở làng cổ Đường Lâm của họ được ghi lại từ trước khi đợt dịch COVID-19 bùng phát. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tuy đã trở thành làng du lịch nhiều năm qua nhưng con người Đường Lâm (thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được cuộc sống êm đềm, lòng hiếu khách và vẻ chân quê hiếm thấy. Có tiếp xúc mới thấy những người già của làng đặc biệt hơn cả. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tuy đã trở thành làng du lịch nhiều năm qua nhưng con người Đường Lâm (thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được cuộc sống êm đềm, lòng hiếu khách và vẻ chân quê hiếm thấy. Có tiếp xúc mới thấy những người già của làng đặc biệt hơn cả. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với dáng vẻ còn khỏe mạnh như này, có lẽ ít ai ngờ cụ Đỗ Thị Hậu năm nay đã 97 tuổi. Cụ Hậu cũng chính là chủ nhân của căn nhà cổ Bà Điền đã hơn 400 năm tuổi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với dáng vẻ còn khỏe mạnh như này, có lẽ ít ai ngờ cụ Đỗ Thị Hậu năm nay đã 97 tuổi. Cụ Hậu cũng chính là chủ nhân của căn nhà cổ Bà Điền đã hơn 400 năm tuổi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
 Ngôi nhà của cụ Hậu giờ cũng trở thành một trong các điểm thu hút đông du khách ghé thăm. Cụ Hậu vẫn hàng ngày đón khách và kể những câu chuyện lịch sử, văn hóa của làng cho du khách thập phương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ngôi nhà của cụ Hậu giờ cũng trở thành một trong các điểm thu hút đông du khách ghé thăm. Cụ Hậu vẫn hàng ngày đón khách và kể những câu chuyện lịch sử, văn hóa của làng cho du khách thập phương. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hậu cho biết, hơn chục năm trước, dự án của Nhật Bản đã tài trợ các gia đình trong làng bảo tồn, duy tu những căn nhà cổ xuống cấp. Khách đến nhà, không phân biệt thân sơ đều được cụ Hậu mời thưởng trà, chè lam... hay những đặc sản của vùng đất hai Vua. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hậu cho biết, hơn chục năm trước, dự án của Nhật Bản đã tài trợ các gia đình trong làng bảo tồn, duy tu những căn nhà cổ xuống cấp. Khách đến nhà, không phân biệt thân sơ đều được cụ Hậu mời thưởng trà, chè lam... hay những đặc sản của vùng đất hai Vua. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Về làm dâu làng cổ cũng đã gần 80 năm, chưa bao giờ cụ Hậu có ý định rời khỏi làng. Đến giờ cụ vẫn giữ thói quen ăn trầu và có lẽ hình ảnh mang đậm dấu ấn đồng bằng Bắc bộ này đã trở thành một biểu tượng của văn hóa dân gian và đi vào lịch sử dân tộc như một giá trị độc đáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Về làm dâu làng cổ cũng đã gần 80 năm, chưa bao giờ cụ Hậu có ý định rời khỏi làng. Đến giờ cụ vẫn giữ thói quen ăn trầu và có lẽ hình ảnh mang đậm dấu ấn đồng bằng Bắc bộ này đã trở thành một biểu tượng của văn hóa dân gian và đi vào lịch sử dân tộc như một giá trị độc đáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hình ảnh này thật dễ khiến lòng người rung động khi hồi tưởng về những người người ông, người bà xưa của mình cũng ngồi bỏm bẻm nhai trầu bên hiên nhà, vừa phẩy quạt nan vừa lẩy dăm ba câu kiều. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Hình ảnh này thật dễ khiến lòng người rung động khi hồi tưởng về những người người ông, người bà xưa của mình cũng ngồi bỏm bẻm nhai trầu bên hiên nhà, vừa phẩy quạt nan vừa lẩy dăm ba câu kiều. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đây chính xác là cách ăn trầu truyền thống của các cụ ta xưa với chiếc cối đồng nhỏ, dùng tay giã đâm nát lá trầu đã quệt vôi tôi cùng miếng cau bổ tám. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đây chính xác là cách ăn trầu truyền thống của các cụ ta xưa với chiếc cối đồng nhỏ, dùng tay giã đâm nát lá trầu đã quệt vôi tôi cùng miếng cau bổ tám. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Lối vào nhiều căn nhà cổ ở Đường Lâm vẫn giữ được nét mộc mạc, đơn sơ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Lối vào nhiều căn nhà cổ ở Đường Lâm vẫn giữ được nét mộc mạc, đơn sơ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hà Thị Cầm năm nay đã 95 tuổi, là một trong những cao niên còn khỏe mạnh của làng nhanh nhẹn rót nước mời khách dù biết tôi chỉ là khách vãng lai. Cũng sống trong căn nhà cổ hàng trăm năm nhưng do con cháu đi làm ăn xa nên hầu như cụ Cầm chỉ ở một mình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hà Thị Cầm năm nay đã 95 tuổi, là một trong những cao niên còn khỏe mạnh của làng nhanh nhẹn rót nước mời khách dù biết tôi chỉ là khách vãng lai. Cũng sống trong căn nhà cổ hàng trăm năm nhưng do con cháu đi làm ăn xa nên hầu như cụ Cầm chỉ ở một mình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Cầm phấn khởi khoe đây là hình ảnh nhân dịp cả làng mừng đại thượng thọ 90 tuổi mình. Cụ bảo làng Đường Lâm giờ vẫn giữ được hầu hết kiến trúc cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Riêng hệ thống đường sá của làng rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Cầm phấn khởi khoe đây là hình ảnh nhân dịp cả làng mừng đại thượng thọ 90 tuổi mình. Cụ bảo làng Đường Lâm giờ vẫn giữ được hầu hết kiến trúc cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Riêng hệ thống đường sá của làng rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà, tường bao cổ bằng đá ong - một chất liệu 'đặc sản' chỉ có ở Đường Lâm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây nổi tiếng với những ngôi nhà, tường bao cổ bằng đá ong - một chất liệu 'đặc sản' chỉ có ở Đường Lâm. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Phan Văn Mun (88 tuổi) cho biết ở Đường Lâm có khoảng gần 1.000 ngôi nhà truyền thống, tập trung ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Bản thân cụ Mun từng là cán bộ xã và lập được nhiều chiến công khi tham gia cách mạng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Phan Văn Mun (88 tuổi) cho biết ở Đường Lâm có khoảng gần 1.000 ngôi nhà truyền thống, tập trung ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Bản thân cụ Mun từng là cán bộ xã và lập được nhiều chiến công khi tham gia cách mạng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Theo cụ Mun, đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ đá ong. Kể cả căn nhà cũ này của cụ có trát xi măng và quét vôi thì cốt bên trong cũng là đá ong. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Theo cụ Mun, đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ đá ong. Kể cả căn nhà cũ này của cụ có trát xi măng và quét vôi thì cốt bên trong cũng là đá ong. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với những cao niên của làng như cụ Hậu, cụ Cầm, cụ Mun, việc giữ gìn, bảo vệ những nếp nhà cổ của cha ông để lại chính là trách nhiệm cả đời của họ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Với những cao niên của làng như cụ Hậu, cụ Cầm, cụ Mun, việc giữ gìn, bảo vệ những nếp nhà cổ của cha ông để lại chính là trách nhiệm cả đời của họ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình Mông Phụ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình Mông Phụ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI, là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râu rồng. Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hà Văn Dực, người trông coi đình Mông Phụ cho biết cổ vật mà không ở đình nào có trên cả nước ở đây là khánh đồng, khánh đá đặt hai bên tả hữu mạc. Đặc biệt, ngôi đình này không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống, nghĩa là một không gian hoàn toàn mở đúng nghĩa. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn của đình Mông Phụ so với các ngôi đình cổ nổi tiếng khác, như đình Bảng ở Bắc Ninh, đình Trà Cổ ở Móng Cái (Quảng Ninh)… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hà Văn Dực, người trông coi đình Mông Phụ cho biết cổ vật mà không ở đình nào có trên cả nước ở đây là khánh đồng, khánh đá đặt hai bên tả hữu mạc. Đặc biệt, ngôi đình này không có ván bưng các mặt mà hoàn toàn để trống, nghĩa là một không gian hoàn toàn mở đúng nghĩa. Đây là điểm khác biệt hoàn toàn của đình Mông Phụ so với các ngôi đình cổ nổi tiếng khác, như đình Bảng ở Bắc Ninh, đình Trà Cổ ở Móng Cái (Quảng Ninh)… (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách nào ghé thăm có mong muốn tìm hiểu lịch sử ngôi đình cũng được cụ Dục giới thiệu tỉ mỉ. Cụ bảo, những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Những môtíp trang trí của đình như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây,... đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách nào ghé thăm có mong muốn tìm hiểu lịch sử ngôi đình cũng được cụ Dục giới thiệu tỉ mỉ. Cụ bảo, những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Những môtíp trang trí của đình như rồng, hổ, cá, chim, hoa lá, mây,... đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một góc kiến trúc làng cổ Đường Lâm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một góc kiến trúc làng cổ Đường Lâm nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

[Photo] Cuộc sống êm đềm hiếm có dưới những mái nhà cổ Đường Lâm

Tuy đã trở thành làng du lịch nhiều năm qua, nhưng người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được cuộc sống êm đềm, lòng hiếu khách và vẻ chân quê hiếm thấy.