[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn

Với hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, đường Đồng Khởi, Quận 1, được mệnh danh là một trong những con đường xưa nhất và nổi tiếng nhất TP Hồ Chí Minh.

Sau hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, đường Đồng Khởi (Quận 1) được mệnh danh là một trong những con đường xưa nhất và nổi tiếng nhất Thành phố Hồ Chí Minh.

Đường Đồng Khởi ngày nay nằm ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 630m, bắt đầu từ mặt trước Nhà thờ Đức Bà và kết thúc ở điểm tiếp giáp đường Tôn Đức Thắng (Quận 1).

Theo tiến sỹ Nguyễn Đức Hiệp trong cuốn biên khảo “Sài Gòn - Đường Catinat đầu thế kỷ 20” thì đây là một trong những con đường được thiết lập đầu tiên vào năm 1861, do người Pháp quy hoạch.

Là con đường được tráng nhựa đầu tiên và nhanh chóng trở thành trung tâm sinh hoạt thương mại của thành phố, ban đầu tên đường được đặt theo số thứ tự 16 trong số 26 con đường đặt tên số.

Đến năm 1865, đường được đổi tên thành Rue Cartinat và đường Tự Do (1945-1975). Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, đường Tự Do được đổi tên thành đường Đồng Khởi cho đến ngày nay.

Ngay từ thời thuộc Pháp, đường Catinat đã là nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh của người Pháp, Hoa, Ấn và Việt với các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, xưởng in, tiệm thuốc tây…

Đến đầu thế kỷ 20, đã hình thành trung tâm Sài Gòn trên con đường này và các đường lân cận, xuất hiện các cửa hàng kinh doanh thương mại của người Việt, như tiệm nhiếp ảnh, nhà in, của hàng bánh mì mọc lên nhộn nhịp.

Đến 1920 thì rất nhiều cơ sở thương mại và dịch vụ của người Việt đã xuất hiện khắp hai bên đường, đó là tiền đề dẫn đến sự duy trì và phát triển các trung tâm thương mại sau này.

[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 1Đường Đồng Khởi được biết đến là một trong những con đường xưa và nổi tiếng nhất Tp. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 2Lúc đầu đường đặt tên theo số thứ tự là 16, sau đổi qua các tên Rue Cartinat, Tự Do và sau 1975 đổi tên thành đường Đồng Khởi cho đến nay. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 3Đường Đồng Khởi dài 630m, bắt đầu từ nhà thờ Đức Bà và kết thúc ở điểm tiếp giáp đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) nhìn ra sông Sài Gòn. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 4Khách sạn Caravelle sang trọng nằm bên hông Nhà hát Lớn Tp. Hồ Chí Minh trên đường Đồng Khởi. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 5Diện mạo đường Đồng Khởi đang ngày càng trở nên hiện đại và sang trọng cùng sự phát triển của thành phố. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 6Ngay từ xưa, đường Đồng Khởi đã tập trung nhiều cơ sở kinh doanh rất sầm uất, nhộn nhịp. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 7Một khu nhà hàng, khách sạn sang trong trên đường Đồng Khởi. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 8Nhà hát Lớn Tp. Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ vẻ đẹp kiến trúc cổ kính được nhiều du khách thích thú đến chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 9Một cửa hàng bán quà lưu niệm cho khách nước ngoài trên đường Đồng Khởi. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 10Báo chí nước ngoài được bày bán trên đường Đồng Khởi. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 11Một góc quầy bán hàng lưu niệm cho du khách nước ngoài. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 12Những món quà lưu niệm thú vị, hấp dẫn du khách khi đến Việt Nam được bày bán ở đường Đồng Khởi. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 13Du khách nước ngoài tại một tiệm bán quần áo trên đường Đồng Khởi. (Ảnh: Như Nguyễn)
[Photo] Đường Đồng Khởi: Niềm tự hào của người Sài Gòn ảnh 14Đường Đồng Khởi lung linh sắc màu trong đêm. (Ảnh: Như Nguyễn)

Ngày nay, thành phố càng phát triển, diện mạo con đường Đồng Khởi đang ngày càng trở nên hiện đại và sang trọng. Nhiều công trình nổi bật trên tuyến phố này như: Nhà hát Lớn Thành phố Hồ Chí Minh, khách sạn Continental, Grand Hotel Sài Gòn, khách sạn Bông Sen, khách sạn Caravelle, Lucky Plaza, Vincom Center.

Du khách nước ngoài khi đến thành phố sẽ đi thăm các điểm nổi tiếng của Sài Gòn, như chợ Bến Thành, công viên bến Bạch Đằng, nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Bưu điện Trung tâm thành phố…

Khách du lịch sẽ không quên dạo bước trên con đường Đồng Khởi, ngắm nhìn những tòa nhà cao và hiện đại, hàng cây cổ thụ xanh tươi, hay ghé vào mua đồ lưu niệm rất phong phú trong các cử hàng.

Một số nhà hàng sang trọng nằm cuối đường Đồng khởi luôn hấp hẫn du khách phương xa bằng những món ăn đặc sản vùng miền của Việt Nam cùng cung cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình. 

Với người Sài Gòn từ xưa đến nay, đây là con đường để họ tự hào, để bày tỏ về một đời sống thanh lịch và hiện đại của thành phố.

Hiện tại, một góc đường Đồng Khởi, nơi đối diện với Nhà hát Lớn thành phố đang được sử dụng để xây dựng nhà ga ngầm Metro, thuộc tuyến đường sắt hiện đại nhất Việt Nam. Công trình càng góp phần xây dựng con đường Đồng Khởi sang trọng và hiện đại hơn trong tương lai./.

(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.