Những hiện vật trưng bày có niên đại từ thời kỳ dựng nước đến thời nhà Nguyễn, được chia theo các nhóm: vật tổ trong văn hóa Đông Sơn, hình tượng rồng, hình tượng kỳ lân, hình tượng hạc, hình tượng uyên ương, sư tử-nghê, 12 con giáp... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những hiện vật trưng bày có niên đại từ thời kỳ dựng nước đến thời nhà Nguyễn, được chia theo các nhóm: vật tổ trong văn hóa Đông Sơn, hình tượng rồng, hình tượng kỳ lân, hình tượng hạc, hình tượng uyên ương, sư tử-nghê, 12 con giáp... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ấn 'Quốc mẫu chi bảo' có núm hình rùa (chất liệu bạc, vàng) thời Nguyễn, thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Ấn 'Quốc mẫu chi bảo' có núm hình rùa (chất liệu bạc, vàng) thời Nguyễn, thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Đĩa trang trí cá chép hóa rồng (chất liệu gốm hoa lam), thế kỷ 15 - hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, Hội An (Quảng Nam). (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Đĩa trang trí cá chép hóa rồng (chất liệu gốm hoa lam), thế kỷ 15 - hiện vật tàu đắm cổ Cù Lao Chàm, Hội An (Quảng Nam). (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Bộ tượng khỉ 'Tam không' (chất liệu đá), thời Lý. Hiện vật mang ý nghĩa không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều sai trái. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Bộ tượng khỉ 'Tam không' (chất liệu đá), thời Lý. Hiện vật mang ý nghĩa không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều sai trái. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ. (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia).
Hình tứ linh Long, Lân (Ly), Quy, Phượng trang trí trên nắp lồng ấp (chất liệu vàng), thế kỷ 19-20 - thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình tứ linh Long, Lân (Ly), Quy, Phượng trang trí trên nắp lồng ấp (chất liệu vàng), thế kỷ 19-20 - thuộc bộ sưu tập hiện vật cung đình triều Nguyễn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình long mã cõng hà đồ (trái) và Thần quy chở lạc thư (phải) trang trí trên khay gốm hoa lam - thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802-1920). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình long mã cõng hà đồ (trái) và Thần quy chở lạc thư (phải) trang trí trên khay gốm hoa lam - thời Nguyễn, niên hiệu Gia Long (1802-1920). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cặp phượng chầu (chất liệu gỗ) - thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18. Linh vật không chỉ được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết mà còn được biểu đạt bằng nghệ thuật tạo hình. Trong lịch sử, linh vật có nhiều loại khác nhau, do người Việt sáng tạo hoặc xuất hiện trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Cặp phượng chầu (chất liệu gỗ) - thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17-18. Linh vật không chỉ được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết mà còn được biểu đạt bằng nghệ thuật tạo hình. Trong lịch sử, linh vật có nhiều loại khác nhau, do người Việt sáng tạo hoặc xuất hiện trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa bên ngoài. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình chim thần Garuda trên mảnh tháp (chất liệu đất nung) - thời Lý. Đại diện ban tổ chức cho biết, linh vật (những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh thiêng hóa) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hình chim thần Garuda trên mảnh tháp (chất liệu đất nung) - thời Lý. Đại diện ban tổ chức cho biết, linh vật (những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh thiêng hóa) được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
0
1
2
3
4
5
6
7

[Photo] Ngắm nhìn bộ sưu tập “Linh vật Việt Nam” hàng nghìn năm tuổi

Triển lãm “Linh vật Việt Nam” (khai mạc sáng 28/10 và kéo dài tới tháng 2/2016 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) giới thiệu tới công chúng 27 loại hình linh vật với hơn 100 hiện vật gốc.