Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng thấp nhất 10 năm qua và Việt Nam không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 23-29/11:
CPI bình quân 11 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,64%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Dự báo CPI tháng 12, Vụ Thống kê giá cho biết, sẽ tăng nhẹ so với tháng trước và tăng trong khoảng từ 0,8-0,9% so tháng 12 năm trước. Và như vậy, CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 sẽ tăng từ 0,65-0,67% do một số yếu tố như giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ do nhu cầu gạo xuất khẩu và tiêu dùng vào cuối năm.
Đồng thời, do nhu cầu vào thời điểm giao mùa sang mùa lạnh và nhu cầu mua sắm cuối năm sẽ ảnh hưởng đến giá của nhóm hàng may mặc, giày dép và đồ dùng gia đình sẽ tăng nhẹ.
Xem thêm tại đây: Tháng 11: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước chỉ tăng có 0,07%
Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này là không có cơ sở.
Chúng tôi cho rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ cần nhìn nhận và xử lý vấn đề này một cách khách quan, công bằng, trên tinh thần tự do hóa thương mại, phù hợp với các cam kết đa phương và quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ"./.
Xem thêm tại đây: Việt Nam không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon
Kỳ họp thứ 10 đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình làm việc với những nội dung quan trọng và khối lượng công việc lớn trên tất cả các mặt công tác: lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành thời gian xem xét, thông qua 16 luật, một số nghị quyết và cho ý kiến về 10 dự án luật khác.
Bên cạnh công tác lập pháp, nét nổi bật tại kỳ họp này là Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát; tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu bộ máy các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch, ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, quyết định ngày bầu cử. Đồng thời, Quốc hội cũng đã bầu Tổng thư ký Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.
Xem thêm tại đây: Bế mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII - Kỳ họp của đổi mới
Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Đức Joachim Gauck và Thủ tướng Đức Angela Merkel; làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier; gặp với Nhóm Nghị sỹ hữu nghị ASEAN của Quốc hội Đức; làm việc với Thị trưởng thành phố Berlin, dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Đức; gặp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Đức như Siemens, Messer, Braun, Bombardier…; phát biểu tại Viện Koerber.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các quan chức cấp cao của hai nước đã chứng kiến lễ ký 6 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định cho phép thân nhân thành viên cơ quan đại diện ngoại giao được làm việc có thu nhập; Hiệp định cấp Chính phủ về Hợp tác khoa học và công nghệ; Bản ghi nhớ chung về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp…
Xem thêm tại đây: Thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn đối tác chiến lược Việt-Đức
Phát biểu tại Phiên họp toàn thể, sau khi nhấn mạnh việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 có ý nghĩa lịch sử, thể hiện nhận thức chung và quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc nâng liên kết và hợp tác lên tầm cao mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, triển khai các hoạt động, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước ASEAN ký hai văn kiện lịch sử, gồm Tuyên bố Kuala Lumpur về việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull để trao đổi về các vấn đề hợp tác song phương.
Xem thêm tại đây: Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm bảo đảm đồng thuận ASEAN
“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."
"Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiếp tục cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 30/11/2015," Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết./.
Xem thêm tại đây: Việt Nam cử quan sát viên dự phiên tranh tụng vụ kiện về Biển Đông
Báo cáo xác định 3 làn sóng phát triển của thương mại thế giới với làn sóng đầu tiên từ năm 1865 tới năm 1913, làn sóng thứ hai từ năm 1950 tới năm 2007 và làn sóng thứ ba từ năm 2015 tới 2050.
Trong làn sóng thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.437 tỷ USD, bên cạnh các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore.
Xem thêm tại đây: Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn thế giới vào năm 2050
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus chiều nay, ngày 25/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, người trực tiếp ký quyết định này, khẳng định: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đủ điều kiện đào tạo hai ngành này.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, để quyết định mở ngành y, dược cho trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết hợp với nhau kiểm tra rất kỹ các điều kiện của trường.
Qua đó, hai Bộ nhận thấy trường đã có đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, đủ điều kiện để có thể mở ngành Y đa khoa và Dược học.
Xem thêm tại đây: Bộ Giáo dục: Đại học Kinh doanh và Công nghệ đủ điều kiện dạy y, dược
Đó là thông tin tại hội nghị mở rộng Ban chỉ đạo áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap trong sản xuất trồng trọt và phát triển rau an toàn, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/11.
Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết cả nước hiện có 880.000ha rau cung ứng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, diện tích rau an toàn, rau VietGap chỉ chiếm dưới 10%. Con số này cho thấy người tiêu dùng vẫn phải sử dụng các loại rau chưa đạt chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm tại đây: Diện tích rau an toàn trong cả nước mới chỉ chiếm dưới 10%
Đây là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên hơn 5.000ha, là một trong những điển hình về hệ sinh thái vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười với các hệ sinh thái đa dạng như rừng tràm, ruộng lúa, đồng cỏ, thực vật thân gỗ, dây leo chịu ngập ven sông, đầm lầy ven sông...
Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Láng Sen hiện có 156 loài thực vật và 149 loài động vật hoang dã với hàng trăm nghìn cá thể, trong đó có 24 loài quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Xem thêm tại đây: Khu bảo tồn Láng Sen trở thành khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam