Tham quan ngôi chùa cổ Tảo Sách hơn 600 tuổi ở Thủ đô
Chùa Tảo Sách còn gọi là Tào Sách, tên chữ Linh Sơn Tự, có từ thế kỷ 16, ở số 386 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Minh Sơn
Chùa Tảo Sách còn gọi là Tào Sách, tên chữ Linh Sơn Tự, có từ thế kỷ 16, ở số 386 Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo sách “Tây Hồ chí” và “Thăng Long cổ tích khảo”, chùa có nguồn gốc liên quan đến hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ 7 của vua Trần Nhân Tông (trị vì 1279—1293). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cổng chính của chùa Tảo Sách là một tam quan 2 tầng 8 mái đứng uy nghi trên đường Lạc Long Quân, bên phải có bảng đá đề tên di tích đã xếp hạng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chùa có 42 câu đối (39 câu đối chữ Hán, 3 câu đối chữ Nôm), 23 bức đại tự, 2 quả chuông trong đó 1 quả đúc năm Minh Mạng năm thứ ba (1822), 24 văn bia, trong đó có đến 12 bia được lập vào thời Bảo Đại (1941). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Ngoài việc thờ Phật, chùa Tảo Sách còn là cơ sở sinh hoạt của hội Hoa Nghiêm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chùa Tảo Sách sau trở thành một cơ sở sinh hoạt của hội Hoa Nghiêm, lấy kinh Hoa Nghiêm làm tôn chỉ, mục đích là siêu độ cho thân nhân của những người trong hội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Do việc thành phố cho xây kè và làm đường ven Hồ Tây, nhiều nhà dân ở đó đã được tu sửa, xoay hướng hoặc mở thêm cổng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chùa Tảo Sách đã trùng tu, tôn tạo các công trình như Chính điện, nhà Tổ, Trai phòng, nhà Mẫu,... và xây một tháp chuông nhìn ra Hồ Tây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Du khách đi ven hồ từ xa đã có thể nhìn thấy tháp chuông mới xây với 3 tầng 12 mái cao sừng sững, như một phương đình cửa mở về hướng đông nam đón gió. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Sau cổng là giả sơn ở giữa một sân rộng trước toà Tam bảo có kết cấu kiểu chuôi vồ truyền thống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chếch bên trái tiền đường có dựng một tượng đài bằng đá trắng tạc Quán Thế Âm Bồ Tát đứng lộ thiên trên tòa sen; tay phải hướng lên trời bắt quyết, tay trái dốc bình tưới nước Cam Lồ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong khuôn viên chùa, các tháp mộ được quy tập nằm đối diện vườn cây cảnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hiện nay chùa còn giữ được 42 đôi câu đối (gồm 39 đôi câu đối chữ Hán và 3 đôi câu đối chữ Nôm); 23 bức đại tự; 2 quả chuông (1 quả đúc năm Minh Mạng thứ ba 1822); 29 tấm bia đá ghi niên hiệu từ Thành Thái đến Bảo Đại (1889—1945) và hơn 40 pho tượng tròn (trong đó có 3 pho tượng Tam Thế được làm từ nửa cuối thế kỷ 18). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Trong số di vật đáng chú ý có những tấm bia như: Linh Sơn tự kỉ niệm bi kí của Hòa thượng Phan Trung Thứ lập vào năm Tân Tị niên hiệu Bảo Đại (1941); Cựu Tào Sách Hoa Nghiêm hội bi kí, Linh Sơn tự Hoa Nghiêm hội bi kí. Hai tấm bia sau đều do Cúc Hương Hoàng Thúc Hội người làng Cót soạn vào năm Bảo Đại thứ 8 (1933). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Năm 1993, chùa Tảo Sách được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Khu vực danh thắng Hồ Tây chứa đựng những giá trị di sản vô giá với hệ thống di tích dày đặc, nhiều ngôi làng cổ có bề dày văn hóa đặc sắc tạo nên một không gian văn hóa sống động giữa Thủ đô.
Ngành du lịch Hà Nội tập trung khai thác mặt nước và không quan cảnh quan xung quanh hồ Tây, đồng thời đầu tư nâng cấp dịch vụ du lịch tại khu vực phố cổ, hồ Hoàn Kiếm.
Vừa qua, dư luận xôn xao vụ mất cổ vật tại di tích chùa Nền, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) và trước đó là một số vụ mất cổ vật, hiện vật ở các di tích khác trên địa bàn Hà Nội.
Đầu tháng 10 này, quận Tây Hồ, Hà Nội vừa phê duyệt đề án xây dựng không gian thưởng thức trà sen Tây Hồ, tìm hiểu về trà sen, phương thức ướp trà sen và thưởng ngoạn cảnh quan Hồ Tây.