Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia 2021-2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia 2021-2030 ảnh 1Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành . (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 1443/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).

Phó Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

[‘Cần tiên lượng các tiêu chí khi lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia]

Thành viên Hội đồng gồm: Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học; các ủy viên phản biện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định.

Hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 7/5/2019 của Chính phủ, trong đó, Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch. Nhiệm vụ lập quy hoạch đủ điều kiện trình phê duyệt khi có ít nhất 3/4 số thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đồng ý thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa.

Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định pháp luật về quy hoạch liên quan đến việc thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn khan hiếm, chưa cải thiện nhiều là bài toán khó giải. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thiếu nguồn cung, nhà ở xã hội vẫn xa đích

Với tiến độ thực hiện các dự án hiện nay thì mục tiêu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội được Chính phủ đặt ra trong năm 2024 rất khó đạt khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm.