Đấu giá đất Hà Nội

Thành phố Hà Nội chuẩn bị đấu giá nhiều dự án đất

Trong tháng 11 và 12, quận Hà Đông sẽ có hơn 190 lô đất của 5 dự án được đưa ra đấu giá từ mức khởi điểm 7,6 triệu đồng/m2.
Nhằm đảm bảo chỉ tiêuđấu giá quyền sử dụng đất năm 2013, thành phố Hà Nội đang tập trung hoàn thiệnviệc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu đất để sớm tổ chức đấu giá theoquy định.

Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay, thànhphố yêu cầu chỉ tổ chức đấu giá đối với các địa điểm phù hợp, đáp ứng nhu cầucủa các tổ chức và người dân.

Theo kế hoạch, trong tháng 11 và 12 tới, tại quận Hà Đông sẽ có hơn 190 lô đấtcủa 5 dự án được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm thấp nhất 7,6 triệuđồng/m2. Đây là các khu đất nằm ở khu vực trung tâm quận, giao thông thuận lợivà hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kết nối với các khu đô thị liền kề trên địa bàn.

Nếu so sánh với giao dịch những năm trước đây của quận Hà Đông, đất đấu giá tạicác khu vực trung tâm đã giảm tới 50% và có thể khẳng định đây là cơ hội tốt chongười dân có nhu cầu ở thực.

Cụ thể, tại khu tái định cư Dương Nội sẽ đấu giá 29 thửa đất thuộc khu A và gần40 thửa đất khu C có giá khởi điểm 22,7 triệu đồng/m2 (mỗi thửa rộng 50m2); tạikhu tái định cư Kiến Hưng có 122 thửa đất (diện tích 55-71m2/thửa), giá khởiđiểm từ 18 triệu đến 19,4 triệu đồng/m2.

Ngoài ra, ở các phường Văn Quán, Đồng Mai, Biên Giang có 6 thửa đất nhỏ lẻ, giákhởi điểm từ 7,6 triệu đến 38,7 triệu đồng/m2, tùy theo diện tích và địa điểm.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, năm 2013, trên địa bàn thành phố có30 danh mục dự án đấu giá quyền sử dụng đất, với tổng diện tích đất nghiên cứulập dự án là hơn 238,5ha. Trong đó, diện tích quy hoạch để đấu giá gần 70,8ha,diện tích đã đấu giá đến hết năm 2012 là 34,9ha, diện tích dự kiến đấu giá trongnăm nay gần 20,6ha, ước thu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến hết tháng 7/2013, tiến độ thực hiện tại hầu hết các địa bàn vẫncòn rất chậm. Toàn thành phố mới thu được gần 700 tỷ đồng từ đấu giá quyền sửdụng đất, đạt khoảng 35% kế hoạch. Trong khi đó, nguồn thu cho ngân sách địaphương, đặc biệt nguồn vốn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới tại các địa phươngcủa thành phố chủ yếu “trông chờ” vào công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Theo phản ánh của các quận, huyện, nguyên nhân dẫn đến kết quả đấu giá đạt thấplà do thị trường bất động sản trầm lắng, giá giao dịch sụt giảm, nhiều dự án đãtổ chức bán hồ sơ nhưng không có người tham gia theo quy định. Điển hình như bốnphiên đấu giá tại huyện Mỹ Đức, một phiên tại huyện Sóc Sơn, một phiên đấu giánhà chuyên dùng do Sở Xây dựng tổ chức… mặc dù đã thông báo mời đấu giá nhưngchưa thực hiện được do không đủ số lượng người tham gia.

Một nguyên nhân nữa cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất làtình trạng người trúng đấu giá nợ đọng tiền sử dụng đất còn nhiều; nhiều dự ánphải hủy kết quả trúng đấu giá và tổ chức đấu giá lại, gây khó khăn cho công tácquản lý và giảm thu ngân sách Nhà nước.

Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, thành phố yêu cầucác sở, ngành tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục quy hoạch, đầu tư, đất đaicho các quận, huyện; xây dựng giá khởi điểm phù hợp với điều kiện thực tế củathị trường tại khu vực, đảm bảo việc tổ chức đấu giá thành công.

Trước mắt, phải khẩn trương đấu giá hết các dự án quy mô từ 5.000m2 trở lên, đãhoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Các dự án mới chỉ bố trí vốn cho các địa bànxây dựng nông thôn mới và địa bàn có khả năng đấu giá quyền sử dụng đất.

Đối với những dự án đầu tư đã phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn thực hiện dựán tại các quận, huyện ven đô được chuyển từ hình thức đấu giá quyền sử dụng đấtsang đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất để tăng nhanhnguồn thu ngân sách, giảm áp lực bố trí vốn đầu tư hạ tầng khu đất đấu giá.

Thành phố đặc biệt lưu ý các quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm về hiệuquả đầu tư các dự án đấu giá đất xen kẹt, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, kémhiệu quả, không đấu giá được, dẫn đến để đất hoang hóa, tồn đọng vốn đầutư./.

Minh Nghĩa (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Theo các chuyên gia, nguồn cung nhà ở xã hội hiện vẫn khan hiếm, chưa cải thiện nhiều là bài toán khó giải. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Thiếu nguồn cung, nhà ở xã hội vẫn xa đích

Với tiến độ thực hiện các dự án hiện nay thì mục tiêu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội được Chính phủ đặt ra trong năm 2024 rất khó đạt khi chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa là kết thúc năm.