Thành phố Tam Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Đánh giá về tiềm năng du lịch của Tam Kỳ (tỉnh Quảng Ngãi), các chuyên gia cho rằng, thành phố này cần hướng tới việc phát triển du lịch sinh thái dựa trên những điều kiện tự nhiên ưu đãi.
Thành phố Tam Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ảnh 1Một góc làng quê Tam Kỳ (Ảnh: Nguyễn Ngọc Điện/UN-Habitat)

Đánh giá về tiềm năng du lịch của Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam), các chuyên gia cho rằng, thành phố này cần hướng tới việc phát triển du lịch sinh thái dựa trên những điều kiện tự nhiên ưu đãi và coi đây là hướng đi lâu dài cho tương lai.

Nhận định trên được đưa ra tại hội thảo quốc tế về Phát triển du lịch sinh thái văn hóa dựa vào cộng đồng ở thành phố Tam Kỳ dưới sự chủ trì của Ủy ban nhân dân thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), UN Habitat, Liên minh các thành phố và Trung tâm đào tạo đô thị Quốc tế (IUTC.)

Nhận định tại hội thảo, ông Vũ Quang Các, Vụ trưởng Vụ quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: “Miền Trung là một trong những khu vực phát triển trọng điểm của cả nước, khu vực này có những thế mạnh cho phát triển du lịch như nằm trong vùng khí hậu có thời tiết nóng quanh năm, hệ thống bờ biển đẹp, có bản sắc văn hóa, cơ sở hạ tầng được nâng cấp. Tất cả các yếu tố trên đều có ở Tam Kỳ.”

Theo ông Các, với các điều kiện tự nhiên như vậy, Tam Kỳ rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái.

Theo cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam, hiện ngành công nghiệp chiếm 40% tỷ trọng, du lịch chiếm 40% và nông nghiệp chiếm 10%. Du lịch là cấu phần cốt lõi cho phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam. 29.000 tỷ đồng đã được đầu tư vào tỉnh Quảng Nam trong những năm vừa qua, con số này ước tính sẽ tăng lên 40.000 tỷ đồng trong vòng 5 năm tới, để phục vụ cho phát triển toàn tỉnh.

“Với nguồn ngân sách tỉnh hạn chế, Tam Kỳ cần phải có danh sách đầu tư ưu tiên. Khi thành phố đã xây dựng được quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển thành phố phù hợp, chúng ta có thể giới thiệu với các nhà đầu tư, đối tác phát triển về những tiềm năng cũng như tài sản sẵn có tại địa phương để thu hút thêm các nguồn đầu tư khác nhau cho thành phố,” ông Các chia sẻ thêm.

Ông Tristan Morel, chuyên gia tư vấn quốc tế về phát triển đô thị, cho rằng “Phát triển du lịch cũng là một phần trong phát triển vùng lãnh thổ và phát triển kinh tế. Các tỉnh, thành phố miền Trung rất có tiềm năng trong việc liên kết vùng và hợp tác xây dựng một trung tâm du lịch. Chúng ta cần phải xây dựng chiến lược thành phố, cùng với các chương trình, dự án cụ thể để thúc đẩy du lịch bền vững. Và khu vực sông Đầm có thể coi là một nhân tố cốt , tiềm năng cho thành phố Tam Kỳ”.

Giám đốc chương trình UN-Habitat, ông Nguyễn Quang nhận định, việc phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững cần có sự tham gia của cả cộng đồng. Bởi, theo vị chuyên gia này, cộng đồng chính là nguồn lực du lịch quan trọng, tạo ra ẩm thực địa phương, các hoạt động nghệ thuật, xây dựng làng nghề, họ cũng chính là những người trực tiếp làm công việc đồng áng.

“Tiếp xúc với cộng đồng sẽ là một trải nghiệm vô cùng giá trị. Họ có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch, lữ hành. Cộng đồng cũng chính là nhân tố chủ chốt trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các di tích văn hóa và gìn giữ các phong tục tập quán,” ông Quang nhận định./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Cổng nhà rêu phong cùng phần mái ngói đặc trưng của kiến trúc làng cổ Việt. (Ảnh: Vân Chi/TTXVN phát)

Cự Đà - làng cổ lưu dấu hồn xưa giữa phố thị

Cự Đà là ngôi làng cổ nổi tiếng thuộc xã Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội, sở hữu những căn nhà mang nét truyền thống, mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, giao thoa hài hòa với vẻ cổ kính đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Độc đáo Tháp Thần Nông làm từ cối đá

Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông.