Tiêm Botox không thể chống lão hóa nhưng lại gây nghiện như ma túy?

Không ít người yêu làm đẹp chọn cách tiêm Botox để chống nhăn cho da nhưng một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện ra rằng phương pháp làm đẹp này có thể gây nghiệmnnhư ma túy.
Tiêm Botox không thể chống lão hóa nhưng lại gây nghiện như ma túy? ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: thepaper.cn)

Không ít người yêu làm đẹp chọn cách tiêm Botox để chống nhăn cho da nhưng một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện ra rằng phương pháp làm đẹp này có thể gây nghiện như ma túy.

Theo Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Mỹ, ngày càng nhiều người Mỹ lựa chọn phương pháp làm đẹp bằng Botox.

Từ năm 2011 đến nay, số phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 34 tuổi tiêm Botox tăng 41%. Trong số đó, không ít những người đã tiêm nhiều lần.

Một vị giáo sư chuyên nghiên cứu tâm lý những người tiêm Botox thuộc Đại học Tiểu bang Louisiana nói với The Observer của Anh rằng về cơ bản Botox không thể chống lão hóa, chỉ có tác dụng chống nhăn trong khoảng từ 4-6 tháng.

Sau một lần tiêm Botox, những người yêu làm đẹp không muốn nhìn thấy nếp nhăn của mình sau tấm gương. Vì vậy, họ có thể sẽ tiếp tục tiêm sau khi tác dụng của lần tiêm trước trôi đi.

Botulinum Toxin gây tê liệt dây thần kinh tạm thời, cản trở việc các cơ nhận tín hiệu co lại từ dây thần kinh, từ đó đạt được hiệu quả làm săn chắc. Đây là một chất có độc tính cao, vì vậy khi sử dụng cần dùng đồng hồ đo liều lượng đến phần nghìn tỷ.

Nhiều phụ nữ đã bắt đầu sử dụng mỹ phẩm chống nhăn từ khi trong độ tuổi hai mươi nhưng dường như không một ai thành công trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn trên khuôn mặt của mình. Một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy trên thực tế bí mật chống nhăn lại nằm trong tế bào.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California ở Irvine và Đại học Pennsylvania phát hiện ra rằng các tế bào chất mỡ là chìa khóa giúp da căng bóng. Khi con người lão hóa hoặc hình thành các vết sẹo, những tế bào mỡ trong da sẽ mất đi.

Các thí nghiệm trên chuột cho thấy các nang tóc sẽ sản xuất các phân tử tín hiệu được gọi là các protein tạo dạng xương (Bone Morphogenetic Proteins).

Phân tử này có tác dụng chỉ huy nguyên bào sợi cơ trong da chuyển thành tế bào mỡ.

Nguyên bào sợi cơ tồn tại trong quá trình vết thương bắt đầu ăn da non, điều này giống như việc các protein tạo dạng xương chính là chìa khóa chữa lành vết thương mà không để lại sẹo./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục