Nhật báo Frankfurter Algemaine Zeitung của Đức ngày 7/5 đã đăng bài viết của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in liên quan đến kế hoạch hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên với tựa đề "Sự bình thường vĩ đại - Suy nghĩ về trật tự thế giới mới."
Trong bài viết này, Tổng thống Moon Jae-in cho rằng các hoạt động trao đổi kinh tế liên Triều có thể được hồi sinh và đóng vai trò như một hành lang kinh tế giữa Bán đảo Triều Tiên với các nước láng giềng Đông Á và Á-Âu.
Hàn Quốc và Triều Tiên đang nỗ lực để phát triển cùng nhau hướng tới một nền hòa bình lâu dài.
Theo ông Moon, với với chính sách hướng Nam mới và chính sách hướng Bắc mới mà Hàn Quốc đang theo đuổi, nền kinh tế và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên sẽ ngày càng được mở rộng.
[Giới chuyên gia nhận định về triển vọng cải thiện quan hệ liên Triều]
Hàn Quốc và Triều Tiên nên cũng chung sống và không nên chú ý quá mức tới sự khác biệt về ý thức hệ chính trị giữa hai miền.Tổng thống Hàn Quốc cũng chia sẻ thêm ông đã đưa ra 4 đề xuất với Triều Tiên, bao gồm tham gia Thế vận hội PyeongChang, đoàn tụ các gia đình ly tán, chấm dứt sự thù địch liên Triều, đồng thời nối lại đối thoại và liên lạc giữa hai miền Triều Tiên.
Theo ông cả 4 điều này đều đã trở thành hiện thực trong thời gian qua.Tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên đã ký kết Tuyên bố chung Panmumjom trong đó thống nhất cùng nỗ lực hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ song phương, theo đó hạ nhiệt căng thẳng quân sự và mở rộng trao đổi và hợp tác xuyên biên giới.
Sau 3 cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo hồi năm ngoái, tiến trình cải thiện quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là hợp tác kinh tế, đang "giậm chân tại chổ" chủ yếu do mâu thuẫn giữa Mỹ và Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân hóa.
Đầu tháng này, Tổng thống Moon Jae-in đã bày tỏ hy vọng tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư với nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhằm cải thiện quan hệ liên Triều và giúp đẩy mạnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân đang bị đình trệ giữa Washington và Bình Nhưỡng./.