Xuất khẩu của Nhật Bản giảm lần đầu tiên trong hơn hai năm qua

Dữ liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 17/8 cho thấy xuất khẩu của nước này đạt tổng cộng 8.725 tỷ yen (59,6 tỷ USD) vào tháng trước.
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm lần đầu tiên trong hơn hai năm qua ảnh 1Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng Bảy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. (Nguồn: EPA-EFE)

Theo báo Nikkei Asia, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng Bảy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu lần giảm đầu tiên trong hơn hai năm.

Số liệu này phản ánh thực trạng nền kinh tế toàn cầu đang giảm tốc, trong đó bao gồm cả đối tác thương mại chính là Trung Quốc.

Dữ liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 17/8 cho thấy xuất khẩu của nước này đạt tổng cộng 8.725 tỷ yen (59,6 tỷ USD) vào tháng trước.

[Lần đầu tiên sau 2 năm, Nhật Bản ghi nhận thặng dư thương mại]

Nhập khẩu cũng giảm 13,5% xuống 8.803 tỷ yen, dẫn đến thâm hụt thương mại tháng Bảy là 78,7 tỷ yen. Đây là lần đầu tiên nhập khẩu vượt xuất khẩu kể từ tháng Năm.

Dữ liệu thương mại cho thấy xuất khẩu ôtô tăng 28,2%, nhưng xuất khẩu thiết bị sản xuất chip giảm 26,6%.

Theo điểm đến, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 13,4%, đánh dấu tháng thứ tám giảm liên tiếp do nền kinh tế của nước láng giềng chậm lại. Xuất khẩu linh kiện điện tử sang Trung Quốc giảm 16,8% và thép giảm 30,1%. Nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng Bảy cũng giảm 13,9%, trong đó linh kiện điện tử giảm 28,2%.

Trong khi đó, xuất khẩu sang các thành viên của ASEAN giảm 14,3% và sang Hàn Quốc giảm 15,2%. Ngược lại, các lô hàng đến Mỹ tăng 13,5%, trong khi các lô hàng đến Liên minh châu Âu (EU) tăng 12,4%, chủ yếu là ô tô và linh kiện ôtô.

Dữ liệu thương mại mới nhất được công bố vài ngày sau khi Nhật Bản công bố số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý hai, với mức tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ xuất khẩu ròng tăng.

Ông Oshiba cho rằng cần theo dõi hoạt động xuất khẩu ôtô trong tương lai, khi mặt hàng này đã tăng đáng kể nhờ các hạn chế về chuỗi cung ứng đã giảm bớt.

Theo ông, cần chú ý để xem thời gian phục hồi mạnh mẽ này sẽ tiếp tục trong bao lâu, do các yếu tố như chính sách tài chính của Mỹ và EU cũng như sự suy giảm nền kinh tế của các khu vực này.

Chuyên gia này nhận định: "Mặc dù quá trình phục hồi sẽ tiếp tục, nhưng tốc độ rất có thể sẽ chậm lại"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.