ADB: Kinh tế Campuchia chịu thiệt hại hơn 390 triệu USD do COVID-19

ADB cho rằng trong số các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia là nước hứng chịu tác động nặng nề do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19.
ADB: Kinh tế Campuchia chịu thiệt hại hơn 390 triệu USD do COVID-19 ảnh 1Người dân xịt thuốc khử trùng để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Dự báo kinh tế khu vực châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá Campuchia sẽ thiệt hại hơn 390 triệu USD do tác động của dịch COVID-19 trong năm 2020.

Báo Phnom Penh Post ngày 25/3 dẫn báo cáo của ADB cho rằng trong số các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Campuchia là nước hứng chịu tác động nặng nề do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19.

Trước đó, Chính phủ Campuchia đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 6,5% xuống 6,1% vì tác động từ dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và tình hình địa chính trị.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Campuchia (CPS) Chan Sophal cũng cho rằng tổn thất do dịch COVID-19 gây ra cho Campuchia có thể còn cao hơn con số của ADB dự báo và tình hình sẽ còn nhiều bất ổn.

[Campuchia nêu điều kiện nếu người dân muốn đi du lịch Thái Lan]

Báo cáo của ADB cũng nhận định về tổn thất trên khắp khu vực ASEAN, trong đó Thái Lan sẽ mất 5,6 tỷ USD (tương đương 1,11% GDP), Singapore là hơn 1 tỷ USD (0,57% GDP) và Việt Nam là hơn 1 tỷ USD (0,41% GDP). Lào được dự báo tổn thất 39,27 triệu USD (0,22% GDP).

Các chuyên gia của ADB đánh giá tác động toàn cầu của dịch COVID-19 sẽ khiến nền kinh tế thế giới thiệt hại từ 77-347 tỷ USD. 2/3 trong số những thiệt hại này dự kiến thuộc về Trung Quốc.

Báo cáo cho rằng dịch COVID-19 đang hoành hành sẽ ảnh hưởng tới Trung Quốc và các nước đang phát triển qua một loạt kênh như sụt giảm mạnh về nhu cầu nội địa, nguồn thu từ du lịch và lữ hành thấp đi, kim ngạch thương mại và các kết nối sản xuất giảm sút, nguồn cung ứng nguyên liệu gián đoạn và tác động tới hệ thống y tế./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.