EVN phản hồi về thông tin thiếu 1 triệu tấn than cho sản xuất điện

Để thực hiện phát điện tháng 6,7, EVN đã làm việc với TKV và Than Đông Bắc đề xuất 2 đơn vị này cấp bổ sung thêm 1 triệu tấn ngoài khối lượng hợp đồng đã ký kết để đảm bảo đủ than cho nhu cầu sản xuất
EVN phản hồi về thông tin thiếu 1 triệu tấn than cho sản xuất điện ảnh 1Kho than tại nhà máy nhiệt điện. (Ảnh: Evn)

Theo đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có nêu về việc “thiếu 1 triệu tấn than cho nhiệt điện.” Tuy nhiên, để tránh sự hiểu lầm của dư luận về trách nhiệm của các đơn vị cung cấp than, EVN đã có thông tin cụ thể vấn đề này.

Theo đó, trong các tháng đầu năm 2023, sự phối hợp hiệu quả và nỗ lực cung cấp than của Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc đã góp phần quan trọng để EVN sản xuất, cung ứng điện cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống dân sinh.

Đặc biệt, từ sau cuộc họp ngày 9/5 giữa EVN, TKV và Tổng Công ty Đông Bắc, tất cả các tổ máy sử dụng antraxit đã vận hành tối đa theo yêu cầu của hệ thống, không có tổ máy nào ngừng/giảm công suất do thiếu than.

Theo kế hoạch cập nhật, sản lượng huy động các tháng 6,7/2023 của các nhà máy nhiệt điện than, đặc biệt là các nhà máy điện khu vực miền Bắc sẽ được huy động ở mức công suất và sản lượng tối đa.

[Từ 13/6, lưới điện miền Bắc được cung cấp thêm 20 triệu kWh mỗi ngày]

Cụ thể, tổng sản lượng dự kiến huy động các nhà máy điện sử dụng than antracite của EVN trong 2 tháng trên là 12,33 tỷ kWh tương ứng với nhu cầu than cần sử dụng là 6,03 triệu tấn than.

Do đó, vào đầu tháng 6 vừa qua, EVN đã tổ chức buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc để đề xuất 2 đơn vị này cấp bổ sung thêm 1 triệu tấn ngoài khối lượng hợp đồng đã ký kết để đảm bảo đủ than cho nhu cầu sản xuất điện trong tháng 6,7/2023.

“EVN sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với TKV và Tổng Công ty Đông Bắc tìm giải pháp cấp đủ than phục vụ sản xuất điện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,” đại diện EVN thông tin thêm./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.