Nhật Bản kêu gọi Anh hạn chế các tác động tiêu cực của Brexit

Thủ tướng Anh Shinzo Abe ngày 15/4 đã đề nghị Anh hạn chế xuống mức tối thiểu tác động tiêu cực của Brexit đối với các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như kinh tế toàn cầu.
Nhật Bản kêu gọi Anh hạn chế các tác động tiêu cực của Brexit ảnh 1Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt. (Nguồn: Reuters)

Thủ tướng Anh Shinzo Abe ngày 15/4 đã đề nghị Anh hạn chế xuống mức tối thiểu tác động tiêu cực của việc Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) đối với các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như kinh tế toàn cầu.

Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Abe nêu rõ Nhật Bản hoan nghênh khi kịch bản Brexit không thỏa thuận đã không xảy ra sau khi Anh và EU tuần trước đạt được thỏa thuận gia hạn Brexit đến ngày 31/10.

Nhà lãnh đạo Nhật Bản đánh giá cao những nỗ lực của Thủ tướng Anh Theresa May tránh Brexit không thỏa thuận. Ông bày tỏ hy vọng những tác động tiêu cực của tiến trình Brexit đối với các doanh nghiệp Nhật Bản và kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống mức ít nhất.

[Vấn đề Brexit: Các cuộc thương lượng liên đảng tại Anh tiến triển]

Hiện Chính phủ của Thủ tướng May đang nỗ lực tìm kiếm sự đồng thuận của Quốc hội Anh đối với thỏa thuận Brexit mà bà May đạt được với EU sau khi cơ quan lập pháp nước này đã 3 lần bác bỏ văn kiện này - yếu tố làm gia tăng quan ngại về một kịch bản Brexit không thỏa thuận xảy ra tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh tại Anh.

Hiện nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có hai hãng sản xuất ôtô Toyota và Nissan, có nhà máy sản xuất tại Anh.

Về phần mình, Ngoại trưởng Anh khẳng định London kiên quyết tránh kịch bản Brexit không thỏa thuận, đồng thời ghi nhận Nhật Bản đã giúp ngành chế tạo của Anh chuyển biến tốt hơn. Ngoại trưởng Hunt bày tỏ mong muốn hai nước sẽ tiếp tục duy trì sự hợp tác mạnh mẽ này.

Cũng trong buổi tiếp, Thủ tướng Abe đề nghị Anh ủng hộ Nhật Bản tổ chức Hội nghị cấp cao Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka vào tháng 6 tới.

Tokyo hy vọng hướng các cuộc thảo luận tại hội nghị này vào các chủ đề đổi mới và thương mại tự do, coi đó là những động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở vùng Stavropol, Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nga đề xuất thành lập sàn giao dịch ngũ cốc BRICS

Nga, quốc gia xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đã đề xuất thành lập một sàn giao dịch ngũ cốc BRICS, sau này có thể mở rộng sang giao dịch các mặt hàng chính khác như dầu, khí đốt và kim loại.