Việt Nam-EU chính thức kết thúc đàm phán EVFTA và Hà Nội có tân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 30/11-6/12:
Hai bên đã khẳng định “Đây là thời khắc lịch sử trọng đại và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU.”
Đàm phán EVFTA kết thúc với những cam kết sẽ xóa bỏ hơn 99% dòng thuế nhập khẩu trong thương mại hàng hoá giữa hai bên.
EVFTA cũng sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tăng thêm 0,5% GDP và xuất khẩu tăng từ 4-6% mỗi năm.
Như vậy, nếu Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu sang EU như hiện nay thì tới năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhờ có FTA sẽ tăng thêm 16 tỷ USD.
Xem thêm tại đây: Đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU chính thức kết thúc
Ông Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị Quyết bầu ông Nguyễn Đức Chung giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.
Trước đó, tại Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội diễn ra vào tháng 11/2015, ông Nguyễn Đức Chung được Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2015-2020 bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Chung sinh ngày 3/8/1967, quê quán xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Xem thêm tại đây: Ông Nguyễn Đức Chung làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
Phát biểu tại phiên họp cấp cao của COP-21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định với thế giới cam kết chính trị mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đã, đang và tiếp tục chủ động, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế chung tay nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những hành động cụ thể cả ở tầm quốc gia và quốc tế.
Nhân dịp tham dự Hội nghị (COP21), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với các nhà lãnh đạo của 24 nước gồm Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Brazil, Hà Lan, Áo, Na Uy, Phần Lan, Chile, Iran, Cuba, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Ukraine, Slovenia, Algeria, Bulgaria, Italy, Panama, New Zealand và Latvia.
Ngày 2/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm, làm việc tại Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (EU); hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean Claude Juncker , hội kiến Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz và Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam tại Nghị viện châu Âu Jan Zahradil.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker đã chứng kiến lễ ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Xem thêm tại đây: Thủ tướng đề nghị quốc tế hợp tác phát triển bền vững ĐBSCL
Phát biểu chỉ đạo tại tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong 5 năm vừa qua, với sự nỗ lực của nhân dân Việt Nam, của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của bạn bè cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên Thủ tướng cho biết con đường phát triển sắp tới có nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức không nhỏ.
Thủ tướng thẳng thắn thừa nhận rằng nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa bền vững, sức cạnh tranh còn thấp, năng suất lao động thấp… và đây chính là thách thức phải vượt qua.
Đề cập đến mục tiêu phát triển giai đoạn 2015-2020 của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, yêu cầu đặt ra cho giai đoạn này là phát triển nhanh hơn, bền vững hơn 5 năm trước với các trụ cột; trong đó, mục tiêu cao nhất là tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn phấn đấu đạt mức từ 6,5%-7%.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã đạt được thành công 5 năm đầu tiên trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2020 và đang chuẩn bị cho các quyết định mang tính chiến lược quan trọng. Những sự chuyển tiếp này có thể bổ trợ cho nhau và mang lại kết quả phát triển tốt đẹp cho Việt Nam trong 5 năm tới.
Xem thêm tại đây: VDPF: Nâng cao năng suất lao động để giải phóng nguồn lực
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có vị trí quan trọng trong hệ thống đường cao tốc, cùng với các tuyến đường cao tốc tại Đồng bằng Bắc Bộ là xung lực, khâu đột phá để phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của khu vực.
Tuyến đường cao tốc này cũng giúp giảm tải cho Quốc lộ 5, giảm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí xăng dầu cho các phương tiện vận tải lưu hành từ Hà Nội đến Hải Phòng.
Xem thêm tại đây: Thủ tướng phát lệnh thông xe đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam
Với quy mô nguồn nhân lực dồi dào và cơ cấu dân số vàng, người lao động lại được đánh giá cần cù, chăm chỉ, thông minh... Việt Nam sẽ hướng tới nâng cao chất lượng lao động đáp ứng hội nhập.
Việt Nam tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng tăng khả năng thực hành và các kỹ năng nghề nghiệp cho người học, ưu tiên đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp, tăng cường khả năng sử dụng kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ, lập kế hoạch.
Xem thêm tại đây: Nâng cao chất lượng nhân lực để hội nhập Cộng đồng ASEAN
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Liên đoàn Lao động Hà Nội, từ đầu năm 2015 đến nay, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 23 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, làm 25 người chết.
Đáng chú ý là nguy cơ tai nạn từ hoạt động cẩu tháp khiến người dân hết sức lo lắng.
Vì vậy cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chủ sử dụng và người lao động, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động tại các đơn vị, công trường xây dựng, xử phạt nghiêm minh những nhà thầu, đơn vị tắc trách, coi thường tính mạng người lao động để răn đe, ngăn ngừa vi phạm tai nạn lao động.
Xem thêm tại đây: Hà Nội: Báo động tình trạng mất an toàn lao động trong xây dựng
Quyết định này được đưa ra vào hồi 12 giờ 15 phút (giờ Namibia), tức 17 giờ 15 phút (giờ Việt Nam) ngày 2/12 tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek - Cộng hòa Namibia.
Đây là hồ sơ di sản đa quốc gia đầu tiên mà Việt Nam tham gia đệ trình và được UNESCO ghi danh. "Điều này thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của UNESCO đối với cách tiếp cận mới của các quốc gia về di sản có chung đặc trưng cũng như sự chung tay bảo vệ di sản của các quốc gia thành viên đệ trình hồ sơ đa quốc gia," đại diện Cục Di sản Văn hóa cho biết.
Xem thêm tại đây: UNESCO chính thức vinh danh kéo co là di sản văn hóa thế giới
Đợt khảo sát, tìm kiếm kéo dài từ ngày 23-30/11, do Ban quản lý Vịnh Hạ Long phối hợp với các chuyên gia của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện.
Trong số 23 hang động mới tìm được, có 18 hang, động được các chuyên gia đánh giá có giá trị cao về mặt khoa học, thẩm mỹ. Các hang động mới được phát hiện sẽ bổ sung thêm cơ sở dữ liệu và nguồn tài nguyên du lịch để Ban quản lý Vịnh Hạ Long thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Xem thêm tại đây: Phát hiện thêm 23 hang, động trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long
Hội thảo này do Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng đại diện 8 tỉnh Tây Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang tổ chức.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Xuân Phong, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo chương trình hợp tác 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng khẳng định: Năm 2017, tỉnh Lào Cai và các tỉnh trong khu vực Tây Bắc mở rộng vinh dự đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia.
Đây là một sự kiện du lịch lớn và uy tín nhất của Việt Nam, sẽ là cơ hội để Lào Cai và các tỉnh trong khu vực quảng bá hình ảnh về thiên nhiên, cảnh sắc và con người Tây Bắc, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du lịch các tỉnh Tây Bắc trong thời gian tiếp theo.
Xem thêm tại đây: Hội thảo về năm du lịch quốc gia năm 2017-Tây Bắc-Lào Cai